Quan điểm của châu Âu và khó khăn của Trung Đông trong phòng chống COVID-19 là gì?

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 16/03/2020 12:42 GMT+7

VTV.vn - Các phóng viên thường trú của Đài THVN đã trả lời câu hỏi trên trong chương trình "100 ngày chống dịch COVID-19".

Quan điểm phòng chống dịch COVID-19 ở châu Âu như thế nào?

Châu Âu hiện đang là tâm dịch COVID-19. Vậy quan điểm chống dịch ở các quốc gia châu Âu như thế nào?

Phóng viên Lê Hồng Quang, thường trú Đài THVN tại Brussel, Bỉ cho biết, quan điểm của nhiều nước châu Âu là "dịch COVID-19 là một thực tế phải chấp nhận". Chiều ngày 12/3 vừa qua có thể coi là bước ngoặt của châu Âu khi các nước nhìn nhận dịch COVID-19 nghiêm trọng và có thể bùng phát trong 3-5 tuần tới đây.

Mục tiêu chính lúc này là tránh việc có quá nhiều người nhiễm COVID-19 cũng lúc, vì như vậy, hệ thống y tế sẽ quá tải. Nhiều nước châu Âu đưa ra các biện pháp để hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc như đóng cửa trường học, quán xá, hủy bỏ các hoạt động đông người...

Các nước đều dành ưu tiên nguồn lực cho y tế. Ưu tiên của y tế là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất như người trên 70 tuổi, người có bệnh cảnh nền...

Quan điểm của châu Âu và khó khăn của Trung Đông trong phòng chống COVID-19 là gì? - Ảnh 1.

Cặp đôi đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 đi bộ trên con đường yên tĩnh ở trung tâm Madrid, Tây Ban Nha (Ảnh: Reuters)

Trung Đông trong cuộc chiến chống lại COVID-19

Trung Đông cũng đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với tâm dịch là Iran. Mối lo ngày càng gia tăng khi tại khu vực này nhiều quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng do cấm vận, nội chiến khiến cho năng lực đối phó với dịch COVID-19 thực sự bị đặt dấu hỏi.

Phóng viên Anh Phương, thường trú Đài THVN tại Trung Đông cho biết, các con số thống kê ở tâm dịch Iran cho thấy, trong số gần 13.000 người mắc COVID-19 tại quốc gia này thì đã có hơn 4.300 ca đã hồi phục và số thiệt mạng là 611 người. Nếu những con số này là đầy đủ thì có thể thấy hệ thống y tế của Iran vẫn đang phát huy trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19.

Quan điểm của châu Âu và khó khăn của Trung Đông trong phòng chống COVID-19 là gì? - Ảnh 2.

Ở chiều ngược lại, mới đây Iran đã phải kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế giải ngân khẩn cấp khoản tín dụng 5 tỷ USD nhằm hỗ trợ nước này đối phó với COVID-19. Kinh tế Iran đã sụt giảm tới 9% trong năm ngoái, tỷ lệ lạm phát lên tới hơn 30%.

Không chỉ Iran mà các quốc gia khác như Lebanon, Iraq cũng đang phải đối mặt với mối lo không đủ tài chính để chống dịch COVID-19. Nhưng tài chính chỉ là một mối lo, điều mà người ta lo ngại hơn chính là tại nhiều quốc gia Trung Đông, tình hình chia rẽ trong xã hội có thể làm nỗ lực trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Các phe phái nghi kỵ lẫn nhau và nghi kỵ luôn cả biện pháp của chính phủ nhằm khoanh vùng dập dịch.

Sau một thời gian tương đối lơ là, hiện các quốc gia Trung Đông đang tiến hành các biện pháp cách ly ở mức cao nhất. Nhiều quốc gia như Kuwait hay Arab Saudi thậm chí đã đình chỉ toàn bộ các chuyến bay quốc tế; còn lại đa số đều hủy bỏ các hoạt động tụ tập đông người, kể cả lễ cầu nguyện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Em bé nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam mắc COVID-19 hiện ra sao? Em bé nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam mắc COVID-19 hiện ra sao? Châu Bùi sợ quá mập sau 10 ngày cách ly phòng dịch COVID-19 Châu Bùi sợ quá mập sau 10 ngày cách ly phòng dịch COVID-19 PGS.TS Phan Trọng Lân: 'Trường hợp siêu lây nhiễm COVID-19 là cá biệt' PGS.TS Phan Trọng Lân: "Trường hợp siêu lây nhiễm COVID-19 là cá biệt"

Từ khóa:

covid-19

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước