Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội

Nguyễn Hà-Thứ năm, ngày 17/12/2020 14:22 GMT+7

VTV.vn - Số lượng tin giả về vaccine COVID-19 trên các mạng xã hội gia tăng. Có biện pháp nào để tránh gây hoang mang và truyền tải các thông tin chính thống cho người dân?

Gia tăng các thông tin sai lệch về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội

Vaccine COVID-19 đã được triển khai tiêm đại trà ở một số quốc gia trên thế giới. Các loại vaccine đem lại tia hi vọng cho người dân về một cuộc sống bình thường, không còn COVID-19. Chính vì thế, các chủ đề liên quan tới hiệu quả của vaccine, cách thức vaccine hoạt động, hay lời khuyên sau khi tiêm vaccine được nhiều người quan tâm, tìm kiếm trên mạng. Đây cũng chính là lúc mà những kẻ tung tin giả lợi dụng cơ hội để phát tán trên các nền tảng.

Hiện nay các thông tin sai lệch về vaccine COVID-19 mới đang phổ biến và xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Twitter. Các nội dung tin giả thường có mục đích gây tâm lý nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine này.

Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Số liệu do First Draft, một đơn vị nghiên cứu phi lợi nhuận thu thập trong tháng 11 vừa qua cho thấy 84% tương tác là các nội dung thuyết âm mưu có liên quan đến vaccine trên các trang Facebook và Instagram. Nếu chỉ tìm nhanh từ khóa "chống vaccine COVID-19", chỉ riêng tại Mỹ, có ít nhất 10 nhóm trên Facebook lên tiếng chống lại vaccine với số lượng từ vài trăm tới vài chục ngàn người tham gia. Và những nhóm này thường xuyên chia sẻ những thông tin sai lệch về vaccine COVID-19. Tại Anh, chỉ có 63,4% người được khảo sát nói chắc chắn sẽ tiêm vaccine COVID-19. Sau khi chịu ảnh hưởng của thông tin sai lệch trên mạng, con số này đã giảm chỉ còn 54%.

Các mạng xã hội tuyên chiến với tin giả

Mới nhất, mạng xã hội Twitter cảnh báo: Từ ngày 21/12, người dùng sẽ được yêu cầu xóa bỏ những đoạn tweet mới, có nội dung dẫn đến những thông tin gây hiểu lầm hay sai lệch về các loại vaccine ngừa COVID-19. Ví dụ các bài đăng có nội dung sai lệch như: "những câu chuyện về các thuyết âm mưu liên quan tới vaccine", "đại dịch COVID-19 không có thật hay không nghiêm trọng", cũng như "vaccine ngừa COVID-19 là không cần thiết", sẽ bị xóa bỏ. Dự kiến, trong đầu năm sau, Twitter sẽ bắt đầu dán nhãn hoặc đặt cảnh báo ở những bài đăng "có nội dung về các tin đồn vô căn cứ hay những lời khẳng định gây tranh cãi".

Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Tin giả về vaccine COVID-19 trên Instagram

Trước đó, hồi đầu tháng 12, Facebook cho biết sẽ xóa các tuyên bố sai sự thật về vaccine COVID-19 đã được các chuyên gia y tế khẳng định là sai lệch. Youtube hồi tháng 10 cũng thông báo các quyết định cấm những thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19.

Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội - Ảnh 3.

Facebook và Youtube tuyên chiến với tin giả về vaccine COVID-19

Đối với Tiktok, mạng xã hội với chủ yếu người dùng là người trẻ cho biết sẽ xóa nội dung sai sự thật liên quan tới COVID-19 và vaccine. Tiktok sẽ chủ động hợp tác với các đơn vị tin tức nhằm xác thực nguồn tin. Ngoài ra, họ cũng khuyến khích người dùng báo cáo các video clip hoặc tài khoản đăng tải thông tin sai lệch.

Video chính thống về vaccine COVID-19 thành công trên các mạng xã hội

Để chống lại các thông tin sai lệch, Liên hợp quốc tập hợp một nhóm các chuyên gia quốc tế với tên gọi HALO. Họ đã và đang tạo ra nhiều video clip chính thống về vaccine COVID-19. Các video này sau đó được đăng tải trên Tiktok, Twitter. Nhanh chóng, chúng đã thu hút được hàng chục triệu lượt xem.

Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội - Ảnh 4.

Tiktok của nhóm HALO

Cuộc chiến với tin giả về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội - Ảnh 5.

Twitter của nhóm HALO

Nhà nghiên cứu vaccine Paul Mckay từ Đại học hoàng gia London, Anh cũng là một thành viên trong nhóm HALO. Ông cho biết, mình có kinh nghiệm nghiên cứu vaccine đã được 30 năm, và rất hứng thú khi tham gia chiến dịch sản xuất video này.

"Người dân có quyền hỏi, có quyền biết cái gì được tiêm vào người mình. Chúng tôi khẳng định vaccine mang lại lợi ích lớn nhất cho con người chỉ sau nước sạch. Vaccine cứu sống nhiều người hơn bất kỳ biện pháp y tế nào. Tôi chỉ cố gắng cho thấy mình đang cung cấp thông tin thực tế. Tôi không tìm cách thay đổi quan điểm hay lối sống của người xem. Tôi không chống lại họ. Tôi muốn hợp tác với họ", nhà nghiên cứu Paul Mckay chia sẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước