Trong số đó có 2 bé tại TP.HCM và Đồng Nai đã tử vong vì trò "thắt cổ". Đây là hồi chuông báo động cho tất cả chúng ta về việc con trẻ đang bị đầu độc bởi các nội dung xấu.
Chị Mai (Đồng Nai) cho biết, thấy con tắm 30 phút chưa ra, gia đình phá cửa vào thì thấy bé treo cổ trên giá móc quần áo và không cứu được.
Thắp nén nhang cho con, chị cho biết, gia đình khó khăn, chồng đi làm nay thêm nỗi đau mất con. Nghi ngờ lớn nhất của chị là bé đã học theo hình ảnh video trên mạng xã hội vì gia đình đã nhiều lần nhắc nhở bé việc chơi đùa.
Có nhiều vidoe có nội dung không phù hợp với trẻ em nhưng rất khó để kiểm soát
Bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi (Bệnh viện nhi đồng 2) cho biết, bệnh viện từng cấp cứu trường hợp trẻ học theo trò trên mạng xã hội dẫn đến nguy kịch.
Chỉ vài phút không kiểm soát được, tất cả đã muộn màng. Để rồi những đứa trẻ ra đi để lại những nuối tiếc và sự bàng hoàng về những hiểm nguy đang trực chờ bên cạnh.
Trên YouTube hay các mạng xã hội có chế độ tự động chuyển đến video khác khi hết video. Như vậy việc cho trẻ em tự xem nội dung đã bật lên nhưng chỉ vài phút sơ hở những nội dung xấu, không phù hợp có thể đã lọt vào danh sách xem của các trẻ.
Thậm chí theo quan sát của phóng viên VTV, mạng xã hội YouTube còn xuất hiện một số video trải nghiệm game Momo mà trong đó có hình ảnh của chiếc ghế và thòng lọng ghê rợn. Phía dưới có bình luận hy vọng những đoạn hình ảnh này không đến với trẻ em.
Các chuyên gia bảo mật cho rằng phụ huynh có thể gửi báo cáo những nội dung không phù hợp để YouTube đóng những nội dung không phù hợp
Tuy nhiên, với việc báo cáo hay còn gọi là report, nội dung video không phải phụ huynh nào cũng am hiểu. Các phụ huynh cho rằng đây là công việc của các cơ quan chức năng.
Trong khi đó có quá nhiều nội dung chủ đề trên mạng xã hội, cùng với nhiều kẻ hở kiểm duyệt nội dung và với thói quen để trẻ xem video trên mạng xã hội, hậu quả thật khó lường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!