Bộ NN&PTNT kiểm tra hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 11/01/2020 08:42 GMT+7

VTV.vn - Ngày 10/1 và 11/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát thực tế công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL.

Hạn hán và xâm nhập mặn đã gây những ảnh hưởng đầu tiên đến sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước tưới.

Ngày 10/1, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến khảo sát tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Đây là 3 địa phương nằm sát biển nên xâm nhập mặn diễn biến khá sớm.

Ở tỉnh Kiên Giang, có những lúc, mặn vào sông Cái Lớn đo được từ 3 đến 4 phần ngàn. Rút kinh nghiệm từ đợt hạn hán và xâm nhập mặn năm 1015 - 2016, từ đầu mùa khô, tỉnh này đã cho đắp hàng chục con đập tạm để ngăn nước mặn từ biển đi vào trong các con sông, con rạch.

Còn tại Cà Mau, hàng trăm hecta lúa và rau màu ở vùng ngọt hóa đang bị thiếu nước vì nắng nóng kéo dài. Ngay cả vùng luân canh lúa tôm cũng có hàng ngàn hecta lúa bị chết do nắng nóng khiến độ mặn trong nước tăng cao. Địa phương đã phải tổ chức bơm nước cung cấp cho những cánh đồng lúa bị khô hạn.

Tuy nhiên, các địa phương cũng không được chủ quan. Bởi thời điểm tháng 2, tháng 3 sẽ là đỉnh điểm của hạn hán và xâm nhập mặn.

Đoàn cũng trực tiếp đến khảo sát các công trình ngăn mặn, trữ ngọt đang được thi công cũng như đã hoàn thành như hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, âu thuyền Ninh Qưới ở Bạc Liêu.

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với sự gia tăng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với sự gia tăng xâm nhập mặn

VTV.vn - Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm hơn 1 tháng so với mọi năm và dự báo sẽ còn khốc liệt hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước