5 năm tiết kiệm hơn 350.000 tỉ đồng nhưng vẫn còn 3.085 dự án có thất thoát, lãng phí

Thuỳ An-Thứ hai, ngày 31/10/2022 11:47 GMT+7

VTV.vn - Việc xử lý các vụ án kinh tế có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Tiết kiệm hơn 350.000 tỉ đồng kinh phí ngân sách, vốn nhà nước

Tiếp tục kỳ họp thứ Tư, sáng 31/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Đoàn giám sát đã làm việc, giám sát trực tiếp với Chính phủ, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 15 địa phương và khối cơ quan Tư pháp. Đây là cuộc giám sát có quy mô rộng, nên đã huy động một lực lượng lớn tham gia.

5 năm tiết kiệm hơn 350.000 tỉ đồng nhưng vẫn còn 3.085 dự án có thất thoát, lãng phí - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường

Về kết quả đạt được, ông Cường cho biết, một số địa phương đã tiết giảm mạnh dự toán chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, như: Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng dự toán chi NSNN năm 2021 là 50,5%; Hà Nội là 47,2%; Phú Yên là 43,9%; Quảng Ninh là 42,3%; Hải phòng là 42%; Vĩnh Phúc là 34,8%. Tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016-2021 hơn 350.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, tính đến cuối năm 2021 đã giảm 13,85% số đơn vị sự nghiệp công lập; biên chế công chức giảm 10,01%; viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt mục tiêu đề ra.

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh nhiều vụ án kinh tế gây thất thoát nghiêm trọng vốn, tài sản nhà nước được xử lý nghiêm, thu hồi số vốn, tài sản nhà nước lớn. Điều này có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, có xu hướng tăng

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, sáng 31/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Đoàn giám sát đã làm việc, giám sát trực tiếp với Chính phủ, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 15 địa phương và khối cơ quan Tư pháp. Đây là cuộc giám sát có quy mô rộng, nên đã huy động một lực lượng lớn tham gia.

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh nhiều vụ án kinh tế gây thất thoát nghiêm trọng vốn, tài sản nhà nước được xử lý nghiêm, thu hồi số vốn, tài sản nhà nước lớn. Điều này có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra việc hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ.

“Hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, có dự án điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu. Hàng trăm dự án vi phạm thủ tục đầu tư”, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra là hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó: năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án. Có nhiều dự án trong số 1.086 trường hợp phải xử lý hình sự, đã xét xử.

Yêu cầu làm rõ trách nhiệm với hơn 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí

Trong báo cáo, Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023 làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; ; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng…

Đoàn giám sát cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung định mức chi thường xuyên, chi tiêu công, tài sản công, xe công, khoán chi, khoán xe công; lao động, biên chế; quản lý, sử dụng tài nguyên, đất, khoáng sản...

Ngoài ra, cơ quan điều tra, tư pháp đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, thi hành các bản án để sớm thu hồi các tài sản nhà nước bị thất thoát, lãng phí.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước