6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển ĐBCSL

P.V-Thứ ba, ngày 21/06/2022 09:47 GMT+7

VTV.vn - Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng ĐBCSL trên tất cả các lĩnh vực.

Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thay đổi về tư duy và nhận thức của các cấp từ Trung ương đến địa phương về phát triển Vùng nhanh và bền vững, đưa liên kết vùng trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo, ý thức tự lực, khát vọng vươn lên của cán bộ, nhân dân các địa phương trong vùng.

Nghị quyết đã đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Nhận thức được tầm quan trọng về việc ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với mục đích thống nhất trong công tác chỉ đạo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị; Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với quy hoạch của Vùng đã được phê duyệt; Phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ, cơ chế phối hợp chặt chẽ gắn với trách nhiệm của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và đảm bảo tính khả thi. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, tự vươn lên của các địa phương trong Vùng.

Nội dung Chương trình hành động gồm 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Một là, Ccông tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hai là, tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng.

Ba là, phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng.

Bốn là, phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Năm là, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Sáu là, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Các nhiệm vụ, giải pháp này được cụ thể hóa thành 47 chỉ tiêu, nhiệm vụ và dự án cụ thể, gồm 14 chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030; 26 nhiệm vụ, đề án và 07 dự án thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có giao nhiệm vụ các địa phương trong Vùng khẩn trương lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước