Về các cơ chế tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu xây dựng chính sách theo hướng giúp giảm bớt những thủ tục hành chính cho nhà khoa học khi thực hiện các công trình nghiên cứu.
Ông Trịnh Xuân An, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến: "Tôi cho rằng cần thiết cần phải đánh giá thêm một số vấn đề ví dụ như đầu tư về ngân sách. Sắp tới trong năm 2025 và trong giai đoạn đầu tư công trung hạn tới đây chúng ta dành bao nhiêu tài chính, bao nhiêu ngân sách, chúng ta cần phải có những cái định hướng rất rõ ở trong nghị quyết này. Cơ chế chuyển nguồn chúng ta chưa có thì tôi đề nghị đối với một số nhiệm vụ học cùng nghệ chúng ta cần thiết phải có cơ chế đó nếu không sẽ rất khó mà chuyển nguồn thì áp dụng đối với cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển thì chúng tôi đề nghị như vậy. Cái thứ hai là khoản chi khoản chi thì chúng tôi để xuất là trong này mới chỉ nói khoản chi chung thôi nhưng khoản chi phải đến sản phẩm cuối cùng".
Các đại biểu cũng đề nghị cần bổ sung quy định nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, phát huy hiệu quả các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó là có chính sách nhằm tạo thuận lợi cho đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao.
Ông Hoàng Minh Hiếu, đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đề nghị: "Chúng tôi đề xuất phải có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trung tâm nghiên cứu có thể tuyển dụng chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cũng như là chuyên gia quốc tế. Để tham gia đào tạo nuôi dưỡng nhân tài Việt Nam ở trong nước thông qua các chính sách như hỗ trợ về thị thực, miễn giảm thuế và các chính sách khác để họ có thể tham gia làm việc và đào tạo nhân lực một cách ổn định và lâu dài tại Việt Nam. Đặc biệt là chúng ta cần phải có chính sách này một cách kịp thời và cạnh tranh bởi vì hiện nay các nước trong khu vực đều đang có những chính sách cạnh tranh trong thu hút nhân lực chất lượng cao".
Ông Nguyễn Anh Trí, đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội chi biết: "Ở dự thảo thì chưa rõ nét về cơ chế chính sách để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Tôi cho rằng đây là nội dung rất cần thiết và rất quan trọng, vì nó sẽ tạo ra động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học từ việc tìm kiếm ý tưởng tổ chức triển khai và cả sự nỗ lực để có kết quả cuối cùng. Nó tạo ra, bù đắp bổ sung kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo ra vị thế của nghiên cứu khoa học trong đời sống xã hội trong nền kinh tế của quốc gia và quan trọng hơn nữa là đảm bảo cho đời sống của các nhà khoa học".
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chiều nay, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, Quốc hội sẽ thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!