Đại biểu Quốc hội đánh giá cao bản báo cáo của Chính phủ

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 02/11/2015 16:16 GMT+7

VTV.vn - Đó là nhận định của Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng - trong cuộc trao đổi với phóng viên VTV.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ dành hai ngày là hôm nay (2/11) và ngày mai (3/11) để thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Trong phiên làm việc sáng nay (2/11), đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã đồng tình với báo cáo của Chính phủ và cho rằng, kinh tế đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét với những điểm sáng về tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, đến nay, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực, chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên; tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đặc biệt, đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đạt được kết quả tích cực.

Đánh giá cao những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chia sẻ với khó khăn thách thức mà Chính phủ sẽ phải đối mặt, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ngày một hội nhập sâu rộng trong thời gian tới. Lo lắng trước trình trạng doanh nghiệp - đội quân tiên phong trong hội nhập - lại không có sự chuẩn bị khi Việt Nam gia nhập TPP, các Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực và Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ hình thành vào cuối năm 2015, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình với giải pháp của Chính phủ về việc loại bỏ những cán bộ yếu kém đang là rào cản của sự phát triển.

Ông Trần Khắc Tâm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng phát biểu: "Sức nóng TPP đang 'phả' vào gáy chúng ta. Nếu không nhận biết định lượng cụ thể về các cơ hội và thách thức để cải thiện sức khỏe bên trong của mình thì nền kinh tế Việt Nam đang là nền nhỏ và yếu nhất trong 12 nền kinh tế TPP, sẽ hoàn toàn bị đánh chiếm bởi đột quân kinh tế hùng hậu của nước ngoài và chỉ là người làm thuê trên mảnh đất mầu mỡ của mình. Đề thành công về TPP, giải pháp cấp bách nhất đối với Việt Nam hiện nay là đột phá vào con người. Chỉ có sự đồng lòng của người dân, sự cần cù của mỗi người dân, sự nhẫn nại và sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, sự tận tuỵ của từng công chức, chúng ta mới vượt qua khó khăn trong giai đoạn hội nhập này".

Trong bối cảnh tình ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng, nhưng ông Trần Ngọc Vinh - Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng vẫn đề nghị Chính phủ thực hiện tăng lương theo lộ trình để đảm bảo an sinh xã hội. Ông Trần Ngọc Vinh phát biểu: "Tôi đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để cắt giảm một số khoản chi tiêu công chưa cần thiết để thực hiện việc tăng lương theo lộ trình, đáp ứng yêu cầu mong mỏi của cử tri, giữ niềm tin của nhân dân vào chính sách của Nhà nước. Khi đã đưa ra chính sách thì phải bảo đảm thực hiện. Đề nghị cần có giải pháp cắt giảm chi tiêu công để tăng lương theo lộ trình".

Cũng liên quan đến phiên thảo luận sáng nay (2/11), Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng cho biết: "Sáng nay, phần lớn các đại biểu Quốc hội đã phát biểu, đều đánh giá rất cao bản báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội. Nội dung bản báo cáo đã nêu rõ được những thành tích chúng ta đã giành được trong năm 2015, nhưng đồng thời, cũng rất thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, thiếu sót. Phần lớn những tồn tại, thiếu sót đó được các đại biểu Quốc hội phân tích, mổ xẻ, để làm thế nào khắc phục trong thời gian ngắn nhất, để đưa kinh tế - xã hội ổn định một cách tốt hơn".

Về đề xuất Chính phủ nên cắt giảm chi tiêu công trong hạng mục chưa cần thiết để tăng lương tối thiểu, Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho biết: "Hiện nay, phần lớn thu nhập của công nhân viên chức còn hạn chế. Do vậy, việc tăng lương hết sức cần thiết để đáp ứng cho cuộc sông".

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước