Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác: Biểu tượng sinh động của mối quan hệ gắn bó thủy chung hiếm có Việt - Lào

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 19/07/2022 20:24 GMT+7

VTV.vn - Đây là văn kiện pháp lý xác lập nền tảng cho sự phát triển và đưa quan quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trở thành mối quan hệ mẫu mực, hiếm có trong quan hệ quốc tế.

Ngày 18/7/1977, tại thủ đô Vientiane, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trong chuyến thăm lịch sử này, Việt Nam và Lào đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Đây là cơ sở chính trị và pháp lý đặc biệt quan trọng, cũng là biểu tượng sinh động của mối quan hệ gắn bó thủy chung hiếm có giữa hai nước.

Thực tế 45 năm qua đã cho thấy, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác đã trở thành một tài sản quý giá, là cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước không ngừng mở rộng quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo…., qua đó không ngừng củng cố và phát triển quan hệ giữa hai nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác: Biểu tượng sinh động của mối quan hệ gắn bó thủy chung hiếm có Việt - Lào - Ảnh 1.

Luôn luôn gìn giữ và phát huy tinh thần của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước đã trở thành quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long". Còn Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhiều lần khẳng định: "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông".

Còn tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, ngày 18/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng khẳng định tình đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào là quy luật khách quan, là nhân tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng, mỗi nước; đồng thời khẳng định đây là tài sản chung vô giá và là nền tảng để hai nước cùng phát huy trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cán bộ, học giả và người dân Lào đánh giá cao.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước