Một số đại biểu cho rằng, có 7 thủ đoạn tội phạm thường sử dụng để rửa tiền. Như thông qua hình thức thành lập công ty vỏ bọc để mua bán hàng hóa, thông qua nền tảng trò chơi trực tuyến, núp bóng gây quỹ làm từ thiện, đi du lịch.
Đoàn đại biểu TP. Hà Nội thảo luận ở tổ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Một số đại biểu nêu ý kiến kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tiền ảo là một trong những nội dung liên quan đến hoạt động tài chính nên cần nghiên cứu bổ sung vào Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cho phù hợp.
Theo bà Nguyễn Thị Yến - đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhận định: "Dự thảo chỉ đề cập với một loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, tuy nhiên hiện nay các hình thức kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng với số vốn rất lớn. Để tránh bỏ lọt các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh bảo hiểm để rửa tiền, cái cần làm rõ ngoài bảo hiểm nhân thọ còn có loại hình bảo hiểm nào khác có thể lợi dụng".
Theo ông Trình Lam Sinh - đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: "Hiện nay pháp luật của Việt Nam chưa có chấp nhận nhưng trong thực tế là có giao dịch rất nhiều và nhiều người tham gia vào các hoạt động các sàn tiền ảo. Như vậy, đây là nơi có thể sẽ trở thành điểm rửa tiền nhiều nhất để tài trợ cho tội phạm này, tội phạm kia thì rất nguy hiểm".
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Một số đại biểu cũng cho rằng, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho, tặng có giá trị lớn có nguy cơ hình thành nên tội phạm rửa tiền, vì thế dự thảo Luật cũng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!