6,75 là điểm thi môn lịch sử của Thảo, dù đây chỉ là môn trong tổ hợp khoa học xã hội để xét tuyển tốt nghiệp. Đáng nói, kết quả này không làm bố mẹ em ngạc nhiên bởi gia đình đã định hướng Thảo học đồng đều các môn ngay từ đầu. Thế nhưng, không phải bậc cha mẹ và học sinh nào cũng định hướng như vậy.
Con số 70,01% điểm thi lịch sử dưới trung bình, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục có phần lớn là điểm của các thí sinh chỉ chọn môn này để xét tuyển tốt nghiệp. Dù đề thi Lịch sử năm nay được đánh giá là có khả năng phân hóa với những câu hòi yêu cầu tư tuy phân tích, tổng hợp thì vẫn hoàn toàn có thể đạt điểm trung bình nếu nắm kiến thức cơ bản.
Chọn môn tổ hợp KH-XH trong đó có Lịch sử chỉ là môn điều kiện, qua 3 điểm là xét tuyển được thì số thí sinh từ 3 điểm trở lên là 80%. Chọn thi vào nhưng nhận thức sai lầm là kiến thức đủ xét tốt nghiệm, học thuộc mà không cần hiểu thì kết quả môn Sử sẽ tiếp tục không thay đổi.
Là tổng chủ biên chương trình giáo dục Lịch sử phổ thông trung học, GS Phạm Hồng Tung cho rằng, con số hơn 70% điểm dưới trung bình cũng phản ánh đúng và chân thực tình trạng học sinh nhiều năm nay vẫn học chương trình cũ, sách giáo khoa cũ và thi cử trên nền tảng cũ với kỹ năng chủ yếu là thuộc lòng và ghi nhớ. Bản thân học sinh chỉ biết mình học Sử để nói chuyện ngày xưa, chứ chưa phải học để có những cơ hội nghề nghiệp thực sự tốt, gắn liền với cơm, áo, gạo, tiền…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!