Áp lực khi thực hiện giãn cách lớp học

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 07/05/2020 14:57 GMT+7

VTV.vn - Tại Hà Nội, tình cảnh phòng học thiếu, giáo viên lại quá tải là thực trạng dễ nhận diện ngay từ những ngày đầu học sinh đi học lại.

Sau 3 tháng nghỉ học do dịch COVID-19, đến thời điểm này, học sinh 63 tỉnh, thành trong cả nước đã trở lại trường. Ngoài những biện pháp bắt buộc như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, xịt khuẩn tay, việc thực hiện giãn cách theo quy định 1,5 - 2m đang là một khó khăn rất lớn, nhất là ở các thành phố.

Để đảm bảo mỗi bàn 1 học sinh, 1 lớp không quá 20 em, trường THPT Việt Đức, Hà Nội đã phải tận dụng tất cả các điều kiện cơ sở vật chất. Thế nhưng toàn bộ phòng ốc xoay xở được cũng chỉ đủ cho riêng học sinh khối 12 được học 1 buổi trong cả tuần, các khối còn lại chỉ được học xen kẽ 3 buổi/tuần.

Đảm bảo giãn cách, số lớp học, ca học vì thế tăng lên gấp đôi, gấp ba. Giáo viên sẵn sàng gánh áp lực nhưng việc bố trí thời khoá biểu như thế nào cho hợp lý vẫn là bài toán đau đầu của các nhà trường.

Theo khung thời gian năm học sẽ kết thúc vào 15/7, trong khi học sinh phải học luân phiên nên thời lượng học trực tiếp giảm đi một nửa. Nhiều nhà trường đang tìm cách gỡ khó bằng giải pháp kết hợp các hình thức học tập.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức, áp lực thực hiện giãn cách để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa dạy và học đồng thời cũng là động lực để mỗi nhà trường nỗ lực vượt khó.

Ghi nhận nỗ lực của các nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu sau 1 tuần học sinh trở lại trường, ngành Giáo dục và Đào tạo mỗi địa phương cần đánh giá lại phương án giãn cách học sinh, giải pháp kết hợp giữa 2 hình thức dạy từ xa và dạy trực tiếp để điều chỉnh dần theo diễn biến của tình hình thực tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước