"Nhà chúng ta đang cháy. Theo đúng nghĩa đen. Rừng Amazon, lá phổi của hành tinh, nơi sản sinh 20% lượng oxy đang cháy", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã viết trên Twitter. Ông Macron cũng đăng một bức hình chụp cảnh rừng đang cháy cùng với đó là mã chủ đề (hashtag) #ActForTheAmazon. Tuy nhiên, bức ảnh Tổng thống Pháp dùng minh họa lại không thể hiện tình huống cháy rừng Amazon trong năm nay mà bức ảnh đã có tuổi đời khoảng 16 năm.
Có lẽ là chẳng ai báo cho nam diễn viên Leonardo DiCaprio về sự nhầm lẫn này để sửa sai và cẩn thận hơn trong việc tìm hình minh họa. Và thế là, diễn viên này lại đăng tải bức ảnh thứ hai lại sai sự thật. Bức ảnh được chụp tại thành phố Puerto Maldonado của Peru năm 2016.
Tổng thống Chile, ông Sebastian Pinera, cũng đã Tweet một hình ảnh không chính xác khi phát đi thông điệp cảnh báo về các đám cháy rừng Amazon. Ông Sebastian Pinera đã dùng một bức ảnh của nhà báo Nacho Doce làm cho hãng tin Reuters chụp từ năm 2013.
Nam diễn viên nổi tiếng Will Smith và con trai là ca sỹ nhạc rap Jaden Smith đã cùng đăng một bức hình rất kịch tính trên Instagram. Trong đó là cảnh một đám cháy rừng lan rộng, những cột khói lớn bốc lên từ đó. Tuy nhiên, dù bức ảnh đã nhận được hơn 1,5 triệu like này lại có từ năm 1989.
Những nhầm lẫn này khiến truyền thông thế giới quan tâm và nhận định rằng, dù có ý tốt nhưng cách lan truyền thông tin với hình ảnh sai sự thật này vẫn đáng bị nhắc nhở. Thậm chí, để tăng tính cảnh báo, đã có những bài báo hướng dẫn làm sao để người dùng mạng xã hội biết được đâu là hình thật, đâu là hình giả về vụ cháy rừng Amazon đang diễn ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!