Tâm lý ngại giao tiếp xã hội, ngại yêu đương, phổ biến đến nỗi, trong những năm gần đây, hàng loạt các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu tình cảm cho người độc thân đã liên tục xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng trở thành một xu hướng bùng nổ.
Có thể thấy tình trạng ngại yêu hay hội chứng độc thân đang kéo theo những xu hướng kỳ lạ trong xã hội Nhật Bản. Thế nhưng, đây không phải là một hiện tượng vô hại mà lại có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy.
Gần 40% người độc thân ở độ tuổi 20 - 30 cho biết, họ không cần một người yêu lãng mạn ở đời thực. Quan điểm này khiến ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn không kết hôn, kéo theo tỷ lệ sinh thấp kỷ lục vào năm 2016.
Đầu năm 2017, số liệu thống kê cho thấy dân số Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, việc các gia đình Nhật trong nhiều năm sinh ít con cũng sẽ gây ra khủng hoảng, thiếu hụt lao động, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu xã hội Nhật Bản, áp lực tâm lý đè nặng khiến con người có xu hướng tình cảm khác thường không phải vấn đề của riêng nước Nhật mà xảy ra ở bất kỳ xã hội công nghiệp nào.
Thế nhưng, một đặc điểm trong cách ứng xử của người Nhật, có xu hướng khép mình, tránh đề cập vấn đề cá nhân, đã khiến tình trạng ngày một tệ hơn. Chính vì vậy, sự chia sẻ có tầm quan trọng rất lớn.
Khi khó khăn nảy sinh, hãy giải quyết với văn hóa cởi mở. Người thân trong gia đình thay vì né tránh hãy khéo léo cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Các trung tâm hỗ trợ về tâm lý được chính phủ Nhật Bản coi là chìa khóa đề giải quyết vấn đề xã hội này.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!