Lỗ thủng tầng ozone năm nay được đánh dấu bằng màu xanh đậm, có kích thước nhỏ hơn và cách xa Nam Cực. (Ảnh: BBC)
Tấm lá chắn tự nhiên, bảo vệ con người khỏi tác động của các bức xạ Mặt trời đang có cơ hội được khôi phục hoàn toàn.
Vào năm 2000, diện tích lỗ hổng này đạt kỷ lục 18,5 triệu km2, tương đương 2 lần diện tích nước Mỹ. Trong khi đó, hiện nó thu nhỏ còn hơn 5 triệu km2, tức đã giảm đi gần 4 lần.
Thay đổi tích cực này nhờ vào sự kiên quyết cả các quốc gia trong việc giảm khí thải có gốc Clo, như: CFC từ tủ lạnh, khí aerosol từ các loại bình xịt, sau khi Nghị định thư Montreal được ký vào năm 1987.
Thế nhưng, con người cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, khi các hoạt động như chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, khí thải xe cộ vẫn đang chiếm 3/4 nguyên nhân hủy hoại tầng ozone. Vì vậy, các biện pháp cắt giảm khí thải cần tiếp tục được đưa ra, để khoảng 50 năm tới, tầng ozone sẽ hồi phục hoàn toàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!