"Cuộc chạy đua cho nguyên liệu từ vũ trụ là có thật. Giờ đây, không chỉ có các chính phủ và còn cả các công ty tư nhân. Có những hành tinh rất nhiều uranium, bạch kim và nhiều hợp chất khác. Con người có thể sử dụng trong tương lai. Đó là nguồn tài nguyên rất lớn cho các ngành công nghiệp" - anh Phil Bland - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Curtin, Australia, chia sẻ.
Cuối tuần trước, tàu Hayabusa-2 của Nhật đã hạ cánh thành công trên tiểu hành tinh Ryugu, cách khoảng gần 290 triệu km tính từ Trái đất. Điều này đồng nghĩa với việc các mẫu thí nghiệm quý giá có thể được thu thập trong tương lai gần.
Không chỉ tiếp cận các hành tinh mới, trở lại Mặt Trăng đang là ưu tiên số một bởi hành tinh này vẫn còn quá nhiều tiềm năng khai thác. Hành tinh này là mỏ dồi dào các tài nguyên quý hiếm, quan trọng nhất là Helium-3. Đây là nguồn nguyên liệu hoàn hảo có thể thay thế dầu mỏ lẫn khí đốt.
Hơn thế nữa, một chiến lược không gian tầm quốc gia giúp bảo vệ an ninh quốc gia và giành ưu thế để kiểm soát "giới hạn cuối cùng" cũng là mục đích của cuộc chạy đua vào không gian. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence từng đề cập viễn cảnh vũ trụ trở thành một chiến địa mới. Điều này thúc giục cả Mỹ và Pháp thành lập Bộ Chỉ huy không gian nhằm tăng cường hoạt động của quân đội ở phạm vi ngoài vũ trụ. Trước nguy cơ quân sự hóa không gian, EU từng nỗ lực thúc đẩy một "luật mềm" về hoạt động không gian quốc tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!