Người dân lao đao vì công chứng viên tắc trách

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 24/12/2018 18:59 GMT+7

VTV.vn - Những giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn được ra công chứng mà chủ sở hữu tài sản không hề hay biết không còn là chuyện hiếm tại TP.HCM thời gian gần đây.

Gia đình anh Hùng, có căn nhà ở phường 13, quận Tân Bình. Năm 2012, gia đình anh bị thất lạc giấy tờ, sau đó, anh Hùng làm thủ tục xin cấp lại tại UBND phường. Vài tháng sau, bỗng có một nhóm người đến đòi giao nhà, họ đưa ra hợp đồng mua bán nhà đã được chứng thực tại phòng công chứng số 2, TP.HCM. Từ đó, nhà anh bắt đầu hành trình dài theo đuổi vụ kiện đòi lại nhà từ công an phường đến tòa án.

Căn nhà là tài sản của bố mẹ anh Hùng mua để làm tài sản thừa kế cho các con sau khi qua đời nhưng giao cho anh Hùng đứng tên. Việc thất lạc hồ sơ rồi theo đuổi vụ kiện gần 7 năm trời mà chưa đâu vào đâu khiến bà Thuận (mẹ anh Hùng) rất mệt mỏi. Nhà tranh chấp không được xây sửa, mua bán. Các con đông, gia đình tản mát mỗi người đi thuê một nơi, còn căn nhà cũ cho thuê giá rẻ.

Mặc dù đã có kết luận của Viện Khoa học hình sự, chữ ký trong hợp đồng mua bán nhà là giả mạo nhưng đến nay, sau gần 7 năm trôi qua, căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, các cơ quan vẫn loay hoay chưa làm rõ: Ai ký giấy tờ này và nếu mua bán thì người mua thỏa thuận với ai, giao tiền bao nhiêu, ở đâu? Có hành vi giả giấy tờ, sang tên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Còn người chứng thực hồ sơ là công chứng viên ở phòng công chứng số 2, người từng đặt bút ký xác nhận giao dịch, đã nghỉ hưu từ lâu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước