Luật Di sản thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đồ cổ ra đời năm 1998. Các nhà sưu tập cổ vật có thể sở hữu cho mình những món cổ vật có tuổi đời hơn 100 năm. Sưu tập đồ cổ cũng là sở thích của nhiều người. Lợi dụng tâm lý đó, nhiều đối tượng đã luôn đưa ra những lời lẽ chào mời để bán ra những món đồ giả cổ với giá đắt đỏ.
Những vật dụng bằng đồng được bày bán rộng rãi, trong số đó có nhiều món đồ gắn mác đồ cổ. Với một chiếc bình bát tiên, chưa biết thật giả như thế nào nhưng dạo một vòng trên các trang mạng về sưu tầm, mua bán cổ vật, chuyện đào được đồ đồng cũng diễn ra hàng ngày. Rất nhiều tài khoản khác nhau cùng đăng thông tin về món đồ này trên các diễn đàn đồ cổ.
Nhóm phóng viên đã tìm về con phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ - nơi được mệnh danh là thủ phủ của đồ mĩ nghệ và đồ cũ. Gia đình anh Duy Tuấn đã có 3 đời làm nghề ở đây cho biết: "Đầu tiên họ nói là đồ cổ hoặc là đồ đào được dưới đất sau đó thuê một số đối tác để tạo lòng tin đối với người dân, tạo ra thông tin giả và lợi dụng những người dân không biết và có lòng tham mua về…. "
Chính vì những mập mờ trong việc xác thực nguồn gốc và giá trị của những món đồ đồng tràn lan, nhiều kẻ đã lợi dụng để có những hành vi trục lợi từ việc buôn bán và làm giả những món đồ như thế này.
Sở thích sưu tập đồ cổ có ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu thế nào là đồ cổ. Theo đó, cổ vật được xác định là những sản phẩm do con người tạo ra và có tuổi đời từ 100 năm trở lên, theo Luật Di sản Văn hóa công bố năm 2000. Với những món đồ dưới 100 năm sẽ được gọi là đồ cũ. Tùy theo từng món đồ sẽ có những tiêu chí để xác định được giá trị của nó.
Cùng với sự khó khăn trong phân biệt đồ cổ - đồ cũ, còn là sự nhập nhèm giữa đồ cổ và đồ giả cổ. Bởi với những cách thức tinh vi, những món đồ giả cổ có thể tạo cảm nhận bề ngoài giống như đồ cổ thật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!