Nhiều trẻ trầm cảm, rối loạn tâm lý khi bị giáo dục bằng đòn roi

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 26/05/2019 13:55 GMT+7

VTV.vn - Trên thực tế, việc dạy con bằng đòn roi vẫn khá phổ biến tại Việt Nam và điều đó đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến trẻ bị thầy cô giáo bạo hành gây bức xúc trong dư luận. Theo các chuyên gia tâm lý, việc lạm dụng bạo lực chính là cách để tạo ra những đứa trẻ lì lợm và khó dạy. Hơn nữa, nếu một đứa trẻ bị chính những người thân là cha mẹ đánh đập, chửi bới thường xuyên, các em sẽ cảm thấy việc bị thầy cô đánh đập hoặc lạm dụng trong trường là chuyện bình thường. Việc dạy con bằng đòn roi vẫn khá phổ biến tại Việt Nam và điều đó đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 40% trẻ em lang thang ở Hà Nội bị bạo hanh nên bỏ đi lang thang. Gần 50% số trẻ em ở trường giáo dưỡng bị bố mẹ đánh đập nên bỏ học và vi phạm pháp luật. 71% người chưa là vị thành niên phạm tội đều có nguyên nhân bị bạo lực trong gia đình. Những con số thực tế đặt ra câu hỏi liệu rằng cha mẹ có đúng khi dạy con bằng đòn roi?

Trừng phạt trẻ mục đích là giúp các em nhận ra lỗi lẫm để không tái phạm. Dùng bạo lực, đòn roi để giáo dục con cái là điều mà cha mẹ không nên áp dụng, đặc biệt khi những đứa trẻ tổn thương có thể dẫn đến việc tự tử. Hãy dừng lại trước khi quá muộn bời theo các chuyên gia roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

Hành trình gian nan trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ Hành trình gian nan trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

VTV.vn - Dù đã có nhiều quy định bằng văn bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nhưng thực tế con đường này vô cùng gian nan.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước