Tại sao trong thời gian ngắn liên tiếp xảy ra thảm họa núi lửa phun trào?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 07/06/2018 14:47 GMT+7

VTV.vn - Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự bất ổn của Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Khu vực này trải dài trong khoảng 40.000 km từ mũi phía Nam của Nam Mỹ tới tận New Zealand. 3/4 số núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất nằm trên vành đai này.

Đây là khu vực có các hoạt động địa chất bất ổn nhất trên thế giới. Các mảng kiến tạo di chuyển, gây ra động đất và phun trào núi lửa. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn cầu xảy ra dọc theo khu vực này.

Ngay từ đầu năm nay, Hội Địa chất Mỹ đã dự báo, 2018 sẽ chứng kiến số trận động đất tăng hơn gấp đôi và núi lửa hoạt động mạnh do tốc độ quay của Trái đất chậm lại. Nửa năm trôi qua có thể thấy, dự báo này đang cho thấy sự chính xác. Khi Trái Đất quay chậm, vùng xích đạo sẽ thu hẹp, khiến các mảng kiến tạo bị chèn ép dữ dội. Hậu quả là có thể phát sinh thêm 10-15 trận động đất mạnh so với trung bình hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba do tình trạng Trái Đất nóng lên, hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu. Hội Địa chất Mỹ cho biết, nhiệt độ tăng khiến băng tan và chảy ra đại dương gây ra sự thay đổi áp lực lên lớp magma nóng chảy dưới mặt đất. 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước