Dự kiến vào tháng 10 tới đây, sẽ có thêm một nhà máy nữa được khởi công. Và dự kiến vào cuối năm sau, cả hai nhà máy này sẽ đi vào hoạt động với công suất xử lý khoảng 4.000 tấn rác phát điện mỗi ngày.
Hai nhà máy đốt rác phát điện này được vận hành theo công nghệ của Đức. Rác được đưa vào hầm chứa rồi chuyển sang lò đốt, sau đó chuyển sang lò hơi và xử lý khí thải. Và cuối cùng là sẽ chuyển qua Tuabin phát điện.
Với hệ thống khép kín này, hoạt động xử lý rác sẽ không phát tán mùi hôi, không kén rác, tức là đốt rác không cần phân loại tại nguồn và vận hành tự động.
Theo các đơn vị, công nghệ đã chọn được, và dù có kế hoạch từ vài năm trước nhưng bây giờ mới có thể triển khai là do thủ tục đầu tư và chuyển đổi công nghệ rất lâu nên rất cần đẩy nhanh tiến độ để thực hiện theo kế hoạch.
Dự kiến vào cuối năm 2020 sẽ đưa vào vận hành hai nhà máy này với tổng công suất là 4.000 tấn rác phát điện mỗi ngày. Năm 2021, khi cả hai nhà máy đi vào vận hành đủ công suất, dự kiến xử lý điện rác đạt khoảng 40% lượng rác 9.000 tấn mỗi ngày của TP.HCM.
Theo các chuyên gia môi trường, các dự án chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện, ngoài việc đẩy nhanh thủ tục tìm kiếm các nhà đầu tư mới thì thành phố cần giao nhiệm vụ cho cả những DN nhà nước. Khi nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì có thể chủ động trong việc xử lý rác thải, tránh những nguy cơ rủi ro về môi trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!