Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, với cộng đồng các dân tộc thiểu số như người Dao, người Thái, người H’mông, tục "kéo vợ" hay " trộm vợ" càng trở nên sôi nổi.
Nhưng gần đây, phong tục truyền thống này đang bị một số thanh niên làm biến tướng khiến dư luận quen gọi là "cướp vợ". Liên tiếp hình ảnh phản cảm về hành động này tại nhiều địa phương đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng.
Trang Zing.vn đã ghi lại những hình ảnh chân thực khi theo chân một nhóm thanh niên người H'mông đi kéo vợ tại Hà Giang. Không để chàng trai bắt lên xe về làm vợ, cô gái tuổi 16 đã lượm đá chống cự quyết liệt.
Tại Sa Pa, Lào Cai, nhà văn Tống Ngọc Hân cũng chia sẻ trên Facebook cá nhân những hình ảnh đau lòng về một vụ kéo vợ. Cô gái bị kéo đang học lớp 9, van khóc, lăn lộn dưới đất khi bị một gia đình kéo về làm vợ cho con trai.
Cũng trong ngày 4/2, trên mạng xã hội xuất hiện một video quay lại cảnh nhóm thanh niên bắt vợ ở Nghệ An. Cô gái gào khóc thảm thiết, liên tục cầu xin sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Ngay sau khi những hình ảnh trên được đăng tải đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về tục lệ kéo vợ, trộm vợ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh ý kiến cho rằng đây là phong tục văn hóa cần gìn giữ, phần lớn mọi người tỏ ra không tán thành với cách thức kéo vợ của các thanh niên.
Ngay trong chiều 6/2, phóng viên đã tìm đến chuyên gia nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, một người có nhiều năm nghiên cứu và gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng Tây Bắc để hiểu hơn về những giá trị nguyên bản của tục lệ này. Mời quý độc giả theo dõi qua video trên!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!