An ninh mạng 2015: Bùng nổ mã độc?

PV-Thứ ba, ngày 13/01/2015 17:12 GMT+7

Hình minh họa

Mã độc trên di động sẽ tiếp tục tấn công một số lượng không nhỏ người dùng khiến ranh giới giữa phần mềm vô hại và phần mềm độc hại có thể trở nên mong manh, dễ bị lạm dụng…

Dự báo về an ninh mạng 2015 của giới chuyên môn còn cho rằng, các “cơn mưa” link độc hại tiếp tục được kẻ xấu phát tán trên mạng xã hội. Đã đến lúc người sử dụng cần cài thường trực phần mềm diệt virus để bảo vệ điện thoại giống như máy tính.

Phần mềm gián điệp, mã độc tấn công có chủ đích nguy hiểm hơn khi có sự tùy biến đa dạng theo từng đối tượng tấn công. Khởi đầu với một backdoor (cửa hậu) xâm nhập máy tính của nạn nhân nhằm thu thập các thông tin về hệ thống, định danh nạn nhân và gửi về máy chủ điều khiển. Sau đó, dữ liệu này sẽ được khai thác, phân tích và lựa chọn để cập nhật các thành phần độc hại với tính năng tùy biến thích hợp với từng nạn nhân. Kiểu tấn công vô cùng tinh vi này sẽ là hình thức đa hình có chủ đích của phần mềm gián điệp thế hệ mới.

Bùng nổ thiết bị Internet: “Thị trường” béo bở cho hacker

Cuối năm 2014, thông tin hơn 73.000 camera IP, trong đó có gần 1.000 camera tại Việt Nam có thể bị theo dõi được công bố rộng rãi. Nguyên nhân là do người dùng chưa có thói quen quan tâm đến an ninh của những thiết bị này, không thay đổi mật khẩu mặc định của hệ thống trước khi kết nối Internet.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh có nhiều dự đoán các thiết bị kết nối Internet (Internet of Things) sẽ bùng nổ kể từ năm 2015, với sự tham gia của hầu hết các hãng công nghệ tên tuổi trên thế giới. Tấn công thiết bị Internet of Things do đó sẽ là xu thế tất yếu trong năm tới, đặc biệt khi người dùng chưa có thói quen quan tâm đến an ninh cho các thiết bị này.

Nguy cơ từ tấn công DDoS

Trong năm qua, bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công DDoS là một vấn đề đau đầu với các quản trị mạng. Tại Việt Nam, nhiều website của các cơ quan, đơn vị bị tấn công DDoS, khiến dịch vụ bị ngưng trệ. Trên thế giới, cuối tháng 12/2014, hệ thống mạng Internet tại Triều Tiên bị tê liệt hoàn toàn sau khi bị tấn công DDoS. Gần đây nhất, các website của Thủ tướng Angela Merkel và Quốc hội Đức bị tấn công nghiêm trọng, không thể truy cập trong nhiều giờ.

Theo nhận định của các chuyên gia Bkav, tấn công DDoS không xâm nhập được vào hệ thống, không lấy được dữ liệu nhưng lại có thể khiến dịch vụ của nạn nhân bị ngưng trệ hoàn toàn, đồng thời việc triển khai cũng đơn giản hơn so với tấn công xâm nhập. Do đó, xu hướng tấn công DDoS sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2015 trong bối cảnh hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp đang rất phụ thuộc vào Internet.

Từ khóa:

tấn công DDoS

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước