Trang CNET mới đây đã thông tin để giải đáp những thắc mắc này của người dùng. Theo đó, Apple có một kho hàng rộng gần 900 m2 ở Austin, Texas để tái chế những bộ phận từ những bộ "xác" iPhone. Bên trong kho hàng này có một con robot tên là Daisy. Robot Daisy có thể tháo rời 15 mẫu iPhone khác nhau với tốc độ khoảng hơn 200 chiếc/giờ.
Robot Daisy có thể tháo rời 15 mẫu iPhone khác nhau với tốc độ khoảng hơn 200 chiếc/giờ
Bên cạnh việc sử dụng Daisy để tái chế các bộ phận của iPhone, Apple cũng tạo ra Giveback, chương trình khuyến khích người dùng hỗ trợ phong trào tái chế. Đối với mỗi thiết bị đủ điều kiện tái chế, Apple sẽ quyên góp một khoản tiền nhất định cho Quỹ bảo tồn quốc tế (Conservation International). Người dùng cũng sẽ nhận được điểm quy đổi hoặc thẻ quà tặng.
Cụ thể, người dùng có thể mang trực tiếp chiếc iPhone đã qua sử dụng đến các cửa hàng Apple Store để đăng ký tái. Ngoài ra, người dùng cũng có thể truy cập vào trang chủ của Apple và nhấn vào mục Reuse and Recycling để đăng ký tái chế trực tuyến thiết bị của mình. Apple sẽ đưa ra điều khoản của chương trình và yêu cầu người dùng trả lời một số câu hỏi để đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm được đem đi tái chế.
Lisa Jackson, Phó giám đốc bộ phận môi trường, chính sách và sáng kiến xã hội của Apple cho biết, Táo khuyết luôn cố gắng thực hiện mục tiêu sản xuất các sản phẩm của mình từ vật liệu tái chế.
Hãy theo dõi cách mà robot Daisy tái chế các bộ phận của những chiếc iPhone cũ (Video: TRICKY TECH)
Apple sẽ xuất xưởng khoảng 1,5 tỷ chiếc iPhone vào cuối năm nay. Nhiều chiếc iPhone trong số này cuối cùng sẽ tới nhà kho nơi robot Daisy làm việc và Apple luôn tìm cách để các bộ phận còn có thể dùng được trở lại chuỗi sản xuất.
Bà Lisa Jackson cho hay, Apple luôn sản xuất các thiết bị đủ bền để tồn tại từ hai đến ba đời chủ sở hữu trước khi chúng bị tái chế. Điều mà công ty không muốn là chủ sở hữu iPhone mua một thiết bị mới rồi cho vào ngăn kéo cho tới khi nâng cấp lên một mẫu mới hơn.
"Có hơn 100 thành phần trong một chiếc iPhone và chúng tôi luôn muốn đưa những thành phần trở lại chuỗi sau khi chiếc iPhone đã quá cũ", bà Lisa Jackson cho hay.
"Bạn có thể không dùng chiếc điện thoại của mình nữa nhưng trong thiết bị vẫn còn nhiều thành phần có thể dùng được. Nếu nó ở trạng thái tốt, chúng tôi sẽ giúp bộ phận ấy đến với chủ sở hữu mới. Nếu không, chúng tôi sẽ gửi cho đối tác tái chế của mình. Như thế chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều vật liệu quý và lấy ít đi từ Trái Đất. Nếu đó là chiếc iPhone thì không cần tới Daisy, những robot tháo gỡ của chúng tôi có thể phục hồi rất hiệu quả những tài nguyên bên trong đó", đại diện của Apple nhấn mạnh.
Có hơn 100 thành phần trong một chiếc iPhone, tại đây có rất nhiều thành phần có thể tái chế
Hiện tại pin của cũ iPhone sẽ được Daisy tháo dỡ và tái chế vật liệu coban bên trong. Vật liệu này được sử dụng để sản xuất pin cho những chiếc iPhone mới. Các mối hàng cũng được tái chế lại. Và nhôm mà Apple thu từ iPhone sẽ được tái chế để có thể trở thành vỏ máy Macbook Air của bạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!