Thời gian vừa qua tại Việt Nam, công nghệ trong lĩnh vực điện ảnh đã có những bước tiến dài mang đến công chúng yêu điện ảnh những tác phẩm ấn tượng, nổi bật là công nghệ Digitalize Character (Số hóa nhân vật) đang được ứng dụng để tái tạo lại diễn viên cho những cảnh quay hành động cháy nổ nguy hiểm, hoặc phục vụ cho ứng dụng 3D trong ngành phim.
Bước tiến dài cho lĩnh vực điện ảnh
Digitalize Character là công nghệ bao gồm công đoạn quét bề mặt của đầu và cả người full-body nhằm tạo nên một kho dữ liệu số cơ thể của nhiều dạng cơ thể khác nhau, tạo nên kho nhân vật, góp phần vào những đại cảnh của phim với số lượng diễn viên quần chúng đông. Giải pháp này sẽ khiến việc thực hiện phim ít tốn kém chi phí, tính linh hoạt cao hơn.
LumiGrade - Công ty mang Digitalize Character về Việt Nam tiết lộ ngành phim ở Hollywood luôn scan các diễn viên cùng với trang phục cho nhân vật đóng trong phim. Đó là ứng dụng rộng nhất trong ngành sản xuất phim điện ảnh. Với công nghệ Generative AI, việc sử dụng công nghệ này sẽ giúp phát triển mạnh hơn mảng nội dung số Augmented Reality (thực tế tăng cường) và Virtual Production (bối cảnh ảo).
Công nghệ điện ảnh của tương lai
Công nghệ Digitalize Character mở ra một hướng đi mới cho những nhà sản xuất, đạo diễn của hàng triệu bộ phim điện ảnh trong tương lai. Digitalize Character sẽ là một giải pháp tạo nên nhân vật ảo y hệt người thật để phục vụ cho điện ảnh, giải quyết bài toán nan giải trong sản xuất những thước phim hành động, khoa học viễn tưởng, siêu anh hùng, lịch sử, cổ trang, giả tưởng khi mà kỹ xảo nhân vật ảo, hiện trường ảo đóng góp 70 - 80% thành công của phim.
Công nghệ này còn được kỳ vọng sẽ được ứng dụng để phục vụ nghiên cứu cơ thể người, dáng đi, cấu trúc khuôn mặt và cơ thể của từng dân tộc khác nhau. Ngoài ra có thể ứng dụng trong mảng medical training, huấn luyện quân sự, fashion thời trang, số hoá con người để lưu giữ bản sao số. Ứng dụng thực tiễn nhất hiện tại đó là tạo nên nhân vật ảo y hệt người thật để phục vụ cho huấn luyện y tế, học thuật, luật sư và gần như tất cả các ngành liên quan tới giao tiếp con người.
Khi công nghệ kết hợp với kỹ thuật quay đỉnh cao
Trần Hoàng Hải - Giám đốc của LumiGrade cùng đạo diễn Phạm Vĩnh Khương - người ra mắt kỹ thuật Fly Handheld Oneshot dành riêng điện thoại thông minh đã có sự kết hợp giữa thiết bị công nghệ tương lai và kỹ thuật xử lý tiền kỳ đỉnh cao. Bắt tay trong dự án bàn tay robot đấu với bàn tay con người nhằm mục đích thử nghiệm thực tế, từ đó rút ra điểm ưu và khuyết của việc ứng dụng kỹ thuật và máy móc hòa hợp, ekip đã dùng công nghệ để sao chép các kỹ thuật quay handheld mới nhằm sử dụng như mode tính năng, giúp tối ưu sai số, để đưa ra những cú đi máy gần như tuyệt đối. Họ chia sẻ đang kết hợp để tạo nên những nhân vật số trường tồn với thời gian. Sự kết hợp đỉnh cao giữa công nghệ điện ảnh dẫn đầu và kỹ thuật quay quốc tế mới lạ hứa hẹn mang tới cho ngành điện ảnh Việt những cú huých nhảy vọt.
Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ số hóa nhân vật đã được đưa vào thực hiện cho 3 phim chưa được công bố, trong đó có phim Thanh Sói đã phát hành. Ngoài ra, đã scan khoảng gần 100 cá nhân lớn nhỏ khác nhau để lưu trữ dữ liệu số cơ thể.
Song song với đó, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương sẽ cùng LumiGrade hợp tác thử nghiệm, phát triển đồng thời giải pháp Virtual Production cùng Motion Capture và thực tế ảo tăng cường cho nhân vật. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường phim Việt, khiến nhà sản xuất đã dành đầu tư nhiều hơn cho các kỹ xảo và công nghệ. Tuy nhiên việc đầu tư này là khá tốn kém, đặt ra trở ngại lớn nhất là kinh phí.
Mặc dù Việt Nam vẫn chưa so sánh được với các cường quốc về công nghệ và kỹ xảo nhưng theo những nhà sản xuất, vì đi sau nên chúng ta có lợi thế bắt kịp công nghệ, tiềm năng cho ngành công nghệ điện ảnh tại Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!