Cuộc thương thảo đã được tiến hành trong một bữa tối bí mật tại Bắc Kinh hồi cuối tháng trước. Tuy nhiên, thương vụ đầu tư đã không thành hiện thực, Reuters dẫn nguồn tin giấu tên.
Lý do dẫn đến sự đổ vỡ của thương vụ này được cho là do Lei Jun lo ngại về những hậu quả về mặt chính trị mà Xiaomi có thể gặp phải sau khi nhận nguồn vốn đầu tư của Facebook.
Xiaomi hiện tại từ chối bình luận về thông tin này. Trong khi đó, mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới cũng không muốn đưa ra bình luận vào thời điểm này.
Việc thảo luận về khả năng đầu tư giữa Facebook và Xiaomi được cho là không phải quá lớn, song nó cho thấy sự hứng thú của các công ty công nghệ Mỹ đối với thị trường Trung Quốc.
Trong khi Facebook bị cấm cửa ở Trung Quốc, Zuckerberg dường như vẫn chưa từ bỏ tham vọng đưa mạng xã hội của mình vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
Việc đầu tư dự kiến sẽ mở rộng sự nhận diện thương hiệu quốc tế của Xiaomi, một nhãn hiệu đang thống trị tại thị trường nội địa nhưng đầy tham vọng vươn ra quốc tế.
Vào cuối năm 2014 vừa qua, Xiaomi đã vượt lên chiếm vị trí số 3 về sản xuất smartphone trên toàn thế giới nhờ việc bán những thiết bị smartphone giá rẻ và máy tính bảng nhắm tới các khách hàng có ngân sách tiết kiệm như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ…
Vào cuối tháng trước, công ty mới 4 năm tuổi này đã trở thành công ty khởi nghiệp (starup) giá trị nhất thế giới sau khi huy động được 1,1 tỉ USD nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, giúp giá trị của hãng này được định giá lên tới 45 tỉ USD.
Mặc dù tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, song Xiaomi cũng gặp phải khó khăn trong việc mở rộng thị trường do những lo ngại về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm của công ty này bị nhiều người chỉ trích là “ăn cắp” các thiết kế của Apple và thậm chí, bản thân Xiaomi vẫn được nhiều người gọi là “Apple của Trung Quốc” theo nghĩa này.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.