Gọi xe, ăn uống, thanh toán, massage là những dịch vụ trực tuyến Go-Jek muốn phát triển trên siêu ứng dụng của mình.
Năm 2017, Go-Jek sinh ra thêm một ứng dụng nữa mang tên GoLife, chuyên phục vụ các dịch vụ gắn với phong cách sống. Được biết, hiện đang có 7 dịch vụ khác nhau được cung cấp trên GoLife. Tuy nhiên, Go-Jek sẽ chỉ giữ lại 2 dịch vụ GoClean và GoMassage để tiếp tục hoạt động. Theo phía công ty, 2 dịch vụ này chiếm 90% đơn đặt hàng trên ứng dụng. Những dịch vụ còn lại gồm GoGlam - đặt nhân viên làm đẹp - và GoFix - dịch vụ gọi nhân viên sửa chữa - đã sớm chấm dứt hoạt động.
Bước đi kể trên đến vào thời điểm startup này đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng về việc làm sao để có lợi nhuận. Các nhà đầu tư đang ngày càng khắt khe hơn với những công ty nổi tiếng đốt tiền sau bê bối của WeWork. Quyết định của Go-Jek cho thấy kỳ lân của Indoensia với mức định giá 10 tỷ USD cũng không thể bị loại ra khỏi xu hướng này.
Đến thời điểm này, Go-Jek là startup thứ 2 ở Indonesia tuyên bố điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh. Trước đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Bukalapak cũng đã sa thải 10% trong số 2.000 nhân sự vào tháng 9.
Những bước đi này cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của các nhà đầu tư - những người trước đó vốn chỉ quan tâm tới tốc độ tăng trưởng. Sau khi thất vọng với màn IPO của Uber và Lyft, tiếp đến là vụ IPO "sẩy" của WeWork các nhà đầu tư đang chăm chú hơn đến việc có lãi.
Go-Jek đóng cửa hàng loạt dịch vụ VTV.vn - Go-Jek vừa thông báo đóng cửa 5 dịch vụ trên nền tảng của mình vào đầu năm tới khiến tham vọng "siêu ứng dụng" của hãng này tan thành mây khói.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!