Trong khi Google Cloud tìm cách thuyết phục các doanh nghiệp chuyển sang nền tảng của mình, ông lớn này cần có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp một cơ sở hạ tầng kế thừa và khối lượng công việc hiện tại mà họ không thể dễ dàng thay thế hoặc chuyển sang đám mây. Rất nhiều khối lượng công việc đó chạy trên hệ thống nguồn với bộ xử lý Power của IBM và cho đến nay, IBM về cơ bản là nhà cung cấp duy nhất cung cấp các hệ thống Power dựa trên đám mây. Thay đổi mới nhất của Google là hợp tác với IBM để ra mắt IBM Power Systems trên Google Cloud.
"Các doanh nghiệp đang tìm kiếm dịch vụ đám mây để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hiện có và hợp lý hóa quy trình kinh doanh của họ có nhiều lựa chọn", Kevin Ichhpurani, Phó Chủ tịch, Google Cloud Nhóm hệ sinh thái toàn cầu, cho biết. "Một mặt, các doanh nghiệp đang tái cơ cấu toàn bộ nền tảng hệ thống cũ bằng cách đưa lên đám mây. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp muốn tiếp tục tận dụng cơ sở hạ tầng hiện tại của họ trong khi vẫn được hưởng lợi từ nền tảng CNTT linh hoạt, khả năng mở rộng và những tiến bộ mới trong đám mây các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu".
Sự hỗ trợ của IBM Power Systems rõ ràng rất phù hợp trong trường hợp này, do nhiều công ty sử dụng những hệ thống máy chủ này cho khối lượng công việc quan trọng dựa trên các ứng dụng và cơ sở dữ liệu của SAP và Oracle. Sự kết hợp này tạo điều kiện cho doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục những khối lượng công việc hiện tại và từ từ dịch chuyển chúng lên đám mây, mà không phải thiết kế lại các ứng dụng và cơ sở hạ tầng của họ. IBM Power Systems trên Google Cloud được tích hợp với các dịch vụ và công cụ thanh toán của Google.
Trên thực tế, IBM có dịch vụ đám mây và có thể coi là cạnh tranh, nên có thể sẽ có câu hỏi khi thấy doanh nghiệp này hợp tác với Google về mảng phần cứng. Tuy nhiên, động thái này có thể sẽ giúp cả hai bên cùng hưởng lợi. Về phía Google Cloud, việc hợp tác này có thể mang lại khối lượng khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn. Xét trên bình diện hợp tác chung, mọi rào cản đều có thể loại bỏ nếu các thoả thuận có lợi cho các bên liên quan và khi khách hàng cảm thấy thoải mái với nền tảng dịch vụ đám mây được cung cấp, theo thời gian, khách hàng sẽ quyết định có nên mang các khối lượng công việc khác lên đám mây hay không.