Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa

Theo Dân trí-Thứ năm, ngày 27/09/2018 18:05 GMT+7

VTV.vn - Có bao giờ bạn tự hỏi các tài khoản trực tuyến đã từng bao giờ bị hacker chiếm đoạt mà mình không biết hay không?

Bị tin tặc chiếm đoạt và xâm nhập vào các tài khoản trực tuyến là "cơn ác mộng" của người dùng Internet.

Có nhiều nguyên do khiến tài khoản trực tuyến bị chiếm đoạt và xâm nhập, bao gồm từ phía người dùng lẫn phía cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn máy tính của người dùng bị nhiễm mã độc, phần mềm gián điệp... giúp hacker có thể biết được thông tin đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến, hoặc do các dịch vụ trực tuyến (như email, mạng xã hội...) bị hacker tấn công, lấy cắp cơ sở dữ liệu và chiếm được tài khoản đăng nhập của người dùng các dịch vụ này.

Vậy làm cách nào để biết được tài khoản trực tuyến của bạn có nguy cơ bị tin tặc xâm nhập và lấy cắp hay chưa?

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa - Ảnh 1.

Firefox Monitor sẽ giúp người dùng biết được email và tài khoản trực tuyến của mình đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa

Hãng phần mềm Mozilla, "cha đẻ" của trình duyệt web Firefox vừa tung ra một công cụ với tên gọi Firefox Monitor, cho phép người dùng kiểm tra xem các tài khoản trực tuyến của mình đã từng bị hacker chiếm đoạt và xâm nhập thông qua các đợt tấn công vào các dịch vụ hay trang web trực tuyến hay chưa.

Những gì người dùng cần làm là truy cập vào trang web của Firefox Monitor (có thể truy cập bằng bất kỳ trình duyệt nào, không nhất thiết phải là Firefox), sau đó điền địa chỉ email mà mình muốn kiểm tra vào khung trống rồi nhấn nút "Scan".

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa - Ảnh 2.

Firefox Monitor không chỉ kiểm tra xem tài khoản email của bạn đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa, mà còn kiểm tra cả những dịch vụ, trang web trực tuyến... mà bạn sử dụng tài khoản email này để đăng ký và kiểm tra xem những dịch vụ và trang web này cũng đã từng bị hacker tấn công hay chưa.

Chẳng hạn khi bạn sử dụng tài khoản email có tên email@email.com để đăng ký và sử dụng trên mạng xã hội Facebook, công cụ Firefox Monitor sẽ kiểm tra xem tài khoản email@email.com đã từng bị hacker tấn công hay chưa cũng như kiểm tra xem Facebook đã từng bị hacker tấn công để lấy cắp thông tin đăng nhập người dùng hay chưa và email của bạn có nằm trong số những tài khoản bị hacker xâm nhập hay không.

Nếu kết quả trả về là "So far, so good" nghĩa là cho đến nay tài khoản email của bạn không nằm trong danh sách những email đã bị xâm nhập cũng như các dịch vụ sử dụng tài khoản email này cũng chưa từng bị hacker tấn công, chiếm đoạt.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa - Ảnh 3.

Ngược lại, nếu kết quả hiện ra là "This might be a problem" nghĩa là tài khoản email của bạn đã từng xuất hiện trong danh sách những email mà hacker chiếm đoạt hoặc một trang web nào đó mà bạn sử dụng email này để đăng ký đã từng bị hacker tấn công, lấy cắp cơ sở dữ liệu người dùng. Firefox Monitor cũng sẽ liệt kê dịch vụ hoặc trang web nào mà bạn đã dùng email để đăng ký từng bị hacker tấn công trước đây để người dùng biết rõ.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa - Ảnh 4.

Trong trường hợp email hoặc tài khoản trực tuyến của bạn đã từng bị hacker đánh cắp thông tin đăng nhập, hãy lập tức thay đổi mật khẩu cho tài khoản này và thường xuyên thay đổi mật khẩu sau một khoảng thời gian. Ngoài ra, nếu dịch vụ email hỗ trợ chức năng mật khẩu 2 bước (một mật khẩu thứ 2 được gửi về tin nhắn điện thoại hoặc khởi tạo qua ứng dụng) thì hãy lập tức kích hoạt chức năng này để tăng cường bảo mật cho tài khoản email.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước