Hãy thử vào Google và tìm kiếm từ khóa "em bé dễ thương". Những gì bạn thấy sẽ là những em bé dễ thương, nhưng tất cả đều là da sáng màu, không có em bé da đen. Tại sao lại vậy? Có phải chỉ có những em bé da trắng mới dễ thương, hay Google và thuật toán tìm kiếm của mình đang châm ngòi cho phân biệt chủng tộc? Câu trả lời của Google đơn giản là kết quả tìm kiếm của họ được liệt kê theo logic cơ bản như sau: nó phản ánh nội dung của Internet, phản ánh tần số những bức ảnh xuất hiện và ưu tiên những thứ phổ biến hơn, không liên quan gì tới các "giá trị" của bức ảnh.
Thuật toán còn có thể định hướng dư luận. Ví dụ như: Facebook có thể lọc dữ liệu trên bảng tin dựa trên thói quen của người dùng, hay như bạn bấm thích một đảng chính trị, bạn sẽ nhận được những nội dung bày tỏ quan điểm chính trị của đảng đó, qua đó gián tiếp củng cố thêm cho ý kiến của bạn về một vấn đề. Bài học ở đây là gì? Đừng để thuật toán kiểm soát bạn, hãy tự đa dạng hóa nguồn kiến thức của mình.
"Lời thỉnh cầu của tôi, đó là tin tưởng vào quyết định của mình, đừng phó mặc vào thuật toán" - ông Klaus Mainzer, nhà triết học, cho biết.
Thuật toán có thể là một công cụ vĩ đại, nếu bạn tỉnh táo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!