Lý do được ông Hồ Chí Dũng, Giám đốc công nghệ Tập đoàn Viettel đưa ra tại Tọa đàm Xu hướng công nghệ 2016 do Câu lạc bộ nhà báo CNTT (ICT Press Club) là trở ngại về giá của thiết bị đầu cuối. Theo ông Dũng, hiện tại giá thiết bị đầu cuối 4G trong khoảng 100 USD, để công nghệ này phổ biến được, thì giá của thiết bị phải giảm xuống còn khoảng 50 USD. Trong năm 2016, việc giảm giá thiết bị đầu cuối xuống 50% so với thời điểm này là khó xảy ra.
Ông Hồ Chí Dũng (Ảnh: ICT News)
Ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cũng cho rằng, giá thiết bị hiện tại chưa đủ thấp và đủ nhiều để tạo lực đẩy cho 4G: “Cũng như với 3G, không thể kỳ vọng 4G có thể bùng nổ về khách hàng ngay được” – ông Cường khẳng định.
Ông Tô Mạnh Cường (Ảnh: ICT News)
Công nghệ 4G hiện không còn là công nghệ mới khi thế giới đã nhắc đến 5G. Với kế hoạch triển khai 4G tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 12 vừa qua, đại diện Viettel cho biết đây là cơ hội để các kỹ sư trẻ Viettel khẳng định khả năng làm chủ công nghệ. Kết quả thử nghiệm bước đầu đã đạt được kỳ vọng của nhà mạng.
Thị trường công nghệ 4G tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Về công nghệ, các nhà mạng Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ. Tuy nhiên, theo đại diện của cả Viettel và VNPT, năm 2016 chưa phải là thời điểm bùng nổ công nghệ này do hai yếu tố là vấn đề cung cấp dịch vụ 4G chưa sẵn sàng và giá thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G còn cao.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.