Lockheed Martin chế tạo tên lửa cho NASA trong dự án đưa các mẫu vật từ sao Hỏa về Trái đất

Theo TTXVN-Thứ tư, ngày 09/02/2022 16:28 GMT+7

VTV.vn - Ngày 8/2, NASA thông báo công ty Lockheed Martin đã giành được hợp đồng để chế tạo tên lửa mang các mẫu đá đầu tiên từ sao Hỏa về Trái đất vào những năm 2030.

Đây sẽ là tên lửa đầu tiên cất cánh từ một hành tinh khác, mang theo các mẫu đá, trầm tích và mẫu vật chất khí quyển từ bề mặt "Hành tinh đỏ" về Trái đất. Tên lửa sẽ có kích cỡ nhỏ và trọng lượng nhẹ. Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), hợp đồng chế tạo tên lửa có tên gọi "Xe thám hiểm sao Hỏa" này có giá trị lên đến 194 triệu USD.

Năm ngoái, tàu thám hiểm Perseverance của NASA đã đáp xuống bề mặt sao Hỏa và thu thập mẫu vật từ nhiều khu vực khác nhau với mục tiêu tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại trên "Hành tinh đỏ". Tuy nhiên, những mẫu này cần được đưa về và phân tích trong các phòng thí nghiệm ở Trái Đất, với sự trợ giúp của các công cụ hiện đại và có khả năng thực hiện những thí nghiệm phức tạp hơn nhiều trên sao Hoả. Tên lửa do Lockheed Martin phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa những mẫu vật này về Trái Đất.

Theo kế hoạch, sớm nhất là vào đầu năm 2026, NASA sẽ phóng tên lửa cỡ nhỏ do Lockheed Martin chế tạo lên sao Hỏa, mang theo một xe tự hành thu thập các mẫu vật mà tàu Perseverance để lại. Các mẫu vật sau khi thu thập sẽ được tên lửa phóng vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa để một tàu không gian khác đến đón và đưa về Trái đất.

Như vậy, tên lửa sẽ do Lockheed Martin chế tạo, trong khi tàu không gian và xe tự hành do Cơ quan Vũ trụ châu Âu chỉ đạo phát triển. Các phương tiện này thực hiện nhiệm vụ thu hồi các mẫu vật trên sao Hỏa.

Tên lửa 'mất kiểm soát' của SpaceX sẽ lao vào mặt trăng trong vài tuần nữa Tên lửa "mất kiểm soát" của SpaceX sẽ lao vào mặt trăng trong vài tuần nữa

VTV.vn - Chiếc tên lửa này dự kiến sẽ đâm trúng mặt trăng với vận tốc 9.288km/h.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

tên lửa, NASA

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước