Startup Việt Nam đứng ở đâu trong xu hướng toàn cầu hóa?

Hải Nam - Tiến Lâm (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Chủ nhật, ngày 04/03/2018 16:19 GMT+7

VTV.vn - Trong xu hướng toàn cầu hóa lan rộng, các startup phải đối mặt nguy cơ bị cạnh tranh và thôn tính bởi các doanh nghiệp có năng lực toàn cầu hóa tốt hơn.

Năm 2017 chứng kiến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có sự trưởng thành vượt bậc với làn sóng nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần startup Việt cùng những thương vụ gọi vốn trị giá hàng triệu USD. Nhưng xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực startup hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có những sản phẩm đủ sức chinh phục được thị trường toàn cầu. Vậy các startup Việt Nam hiện đang đứng ở đâu trong xu hướng toàn cầu hóa này?

Boxme là một startup Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ logistics và xử lý đơn hàng cho thương mại điện tử. Startup này đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc tiến ra thị trường nước ngoài và hiện đã có mặt tại 5 nước ASEAN cùng thị trường Mỹ.

Ông Hán Văn Lợi - CEO Công ty Boxme Global, Tập đoàn NextTech - cho rằng: "Nếu không tự ra nước ngoài thì cũng sẽ bị chính các đơn vị vận chuyển khác tiến vào và mua lại. Tại sao chúng ta cũng có công nghệ thậm chí còn tốt hơn các nước trong khu vực, nếu quyết tâm làm thì cũng không thua kém đồng nghiệp trong khu vực".

Trong xu hướng toàn cầu hóa lan rộng, các startup phải đối mặt nguy cơ bị cạnh tranh và thôn tính bởi các doanh nghiệp có năng lực toàn cầu hóa tốt hơn. Lý do là ngày nay, doanh nghiệp nào cũng có thể khởi nghiệp ở bất cứ đâu, vì hầu hết các sản phẩm, dịch vụ đều được cung cấp trên nền tảng Internet, startup Việt Nam nói trên thuộc số ít các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể vươn tới tầm thị trường khu vực chứ chưa nói là trên thế giới.

Theo kinh nghiệm từ nhiều startup, tiến ra nước ngoài cũng giống như khởi nghiệp lại từ đầu. Những thành quả và vốn liếng về thương hiệu, khách hàng, hiểu biết thị trường trong nước chưa chắc đã áp dụng được ở thị trường khác.

Theo Chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute, năm 2017, có khoảng 92 startup Việt Nam được rót vốn, với tổng giá trị các thương vụ đầu tư đạt 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về số lượng và 42% về giá trị so với một năm trước đó. Dù năng lực toàn cầu hóa còn hạn chế, nhưng startup Việt Nam vẫn được nhà đầu tư đánh giá là có trình độ công nghệ và kỹ thuật tốt. Vì vậy, nếu khắc phục được những điểm yếu của mình thì cộng đồng startup sẽ có thể giúp Việt Nam tham gia năng động hơn vào nền kinh tế thế giới.

Nhân sự - Bài toán khó cho các Startup Việt Nhân sự - Bài toán khó cho các Startup Việt

VTV.vn - Mỗi nhân viên trong Startup không đơn thuần là những người làm thuê. Bởi họ sở hữu cổ phần thật và quan trọng là tinh thần của khởi nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Từ khóa:

Startup Việt

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước