Tàu vũ trụ Thần Châu-15 được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Trường Chinh (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), tàu chở hàng Thiên Châu-5 (Tianzhou-5) của Trung Quốc đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất vào sáng 12/9 sau khi hoàn thành sứ mệnh.
Trước đó, Thiên Châu-5 đã rời khỏi trạm vũ trụ Thiên Cung vào chiều 11/9. Hầu hết các bộ phận của tàu vũ trụ đều bị đốt cháy trong quá trình quay trở lại khí quyển. Một lượng nhỏ các mảnh vỡ của tàu đã rơi xuống vùng biển an toàn đã được xác định trước ở Nam Thái Bình Dương.
Tàu Thiên Châu-5 được phóng lên vũ trụ vào ngày 12/11/2022. Tàu này mang theo hàng tiếp tế gồm vật liệu phục vụ thí nghiệm khoa học và vật tư cho phi hành gia trên trạm vũ trụ Thiên Cung.
Ngoài ra, tàu Thiên Châu-5 đưa nhiều dự án nghiên cứu không gian của Trung Quốc lên quỹ đạo để có thể triển khai các hoạt động nghiên cứu và thí nghiệm. Các dự án này đang tiến triển và đạt được kết quả tốt đẹp, trong số đó có vệ tinh "Macao Student Science Satellite 1". Vệ tinh này hoạt động như một nền tảng thực hành khoa học trên không gian dành cho những người đam mê dò sóng vô tuyến ở Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao của Trung Quốc, ở hai bờ eo biển Đài Loan (Trung Quốc) cũng như trên toàn thế giới.
Một thành tựu khác trên tàu Thiên Châu-5 là hoạt động thử nghiệm pin nhiên liệu hydro-oxy trong không gian vũ trụ. Dự án này cung cấp dữ liệu và hỗ trợ lý thuyết cho các chuyến thám hiểm Mặt Trăng có người lái mà Trung Quốc sẽ tiến hành trong tương lai.
Các hạng mục thí nghiệm quan trọng khác, trong đó có thiết bị dò tìm các hạt năng lượng cao phổ rộng trong không gian, đã hoàn thành sứ mệnh ngoài vũ trụ.
Đây là sứ mệnh phóng thứ 6 trong chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc trong năm nay và là chuyến bay cuối cùng trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc ở quỹ đạo của Trái đất.
Sau khi cập bến module lõi, ba phi hành gia trên tàu Thần Châu-15 đã bàn giao với các đồng nghiệp trong sứ mệnh Thần Châu-14 đã ở trạm Thiên Cung từ tháng 6. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành việc thay người ngay trên vũ trụ, qua đó có thể giúp xác nhận mô hình thay người định kỳ sau này, bởi việc có đến 6 người ở cùng lúc trên trạm là một thách thức lớn trong việc phân bổ các nguồn lực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!