Ảnh minh họa. (Ảnh: VTV)
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, robot sẽ thay thế con người hoàn toàn. Chỉ cần "số hóa", "robot hóa" nền sản xuất, các công ty đã có cơ hội đưa sản xuất trở về nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất, khiến chính phủ nhiều nước hết sức quan tâm và lập ra các chiến lược 4.0 cho riêng mình.
Đức
Từ năm 2011, Đức đã đưa ra chiến lược Công nghiệp 4.0, tạo ra một khuôn khổ chính sách chặt chẽ, thiết lập vị thế là nhà cung cấp các hệ thống sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới.
Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch cung cấp vốn cho hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm nay để thúc đẩy sự thành lập của "những nhà máy thông minh", nơi mà dây chuyền sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, máy móc và hệ thống thông minh được kết nối.
Trung Quốc
Năm 2015, Trung Quốc đưa ra chiến lược công nghiệp Made in China 2025, mục tiêu biến Trung Quốc thành người khổng lồ về sản xuất bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Dự kiến vào năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robot mỗi năm.
Singapore
Một phần trong chiến lược xây dựng quốc gia thông minh của Singapore là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4. Chính phủ Singapore dành 450 triệu USD trong 3 năm tới để phát triển ứng dụng robot phục vụ đời sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!