Thương mại điện tử chỉ giành cho các ông lớn?
Mô hình thương mại điện tử hiện đang có sức hấp dẫn hơn hẳn các thị trường thương mại truyền thống. Bằng chứng cho thấy thị trường này hiện đang có tiềm năng lớn bởi các nhà đầu tư đang ra sức kêu gọi vốn để thu hút người dùng và chiếm lĩnh thị phần.
Năm 2016, đánh dấu sự biến động lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, nhiều sàn tuyên bố đóng cửa như: Lingo, Deca, Foodpanda, Cdiscount… Giai đoạn này, sân chơi thương mại điện tử tiếp tục chào đón những tên tuổi mới.
Tháng 4/2016, Lazada nhận vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Cùng năm này, Shopee chập chững gia nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó, tháng 10 cùng năm, Lotte chính thức ra mắt website, đánh dấu sự tham gia vào sân chơi thương mại điện tử. Tất cả tên tuổi này đều là những ông lớn có tiếng trong lĩnh vực bán lẻ và sở hữu tiềm năng tài chính khủng, chung tham vọng cạnh tranh vị trí số một tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa cũng không chịu nằm ngoài cuộc chơi, Thế giới di động cũng đã ra mắt vuivui.com. Sau đó, sàn thương mại điện tử này cũng chết yểu càng khiến các startup Việt phải đắn đo hơn khi quyết định ra nhập thị trường.
Startup trẻ khao khát giành thị phần
Hiện tai, các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn đang dư dả để tiếp tục duy trì chiến lược “đốt tiền” tuy nhiên, đứng trước xu hướng chung các đơn vị này sẽ dần chuyển sang ngắm đến các mục tiêu lợi nhuận cụ thể.
Mặt khác, sân chơi thương mại điện tử phát triển lớn mạnh cũng tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như thanh toán di động, mua - bán online, trợ lý ảo, quản lý vận hành, kho vận, logistics…Tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp trẻ chọn cách đồng hành thay vì đối đầu, đưa ra các chiến lược hợp lý.
Là một trong những sàn thương mại điện tử mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Chozoi cho ra đời những tính năng mới, tích hợp giữa mua bán và đấu giá để đem đến cho người dùng những trải nghiệm đặc biệt. Chia sẻ về về chiến lược phát triển Chozoi, CEO Lưu Vĩnh Lộc cho biết: “Các starup tự phải ngầm hiểu rằng sân chơi thương mại điện tử đang chỉ giành cho các ông lớn, các doanh nghiệp nội địa cũng khao khát giành lại thị phần nhưng cạnh tranh là điều khó có thể thực hiện được”.
CEO của sàn thương mại điện tử này lựa chọn hướng đi ngách, đem mô hình đấu giá áp dụng vào việc mua bán trao đổi giữa cá nhân với cá nhân. Việc lựa chọn chiến thuật này sẽ hạn chế rủi ro cho các startup Việt, giúp các doanh nghiệp trẻ như Chozoi có cơ hội gia nhập thị trường thương mại điện tử.
Được biết, Chozoi cố gắng duy trì nội tại tốt và đang tự đứng trên đôi chân của chính mình. “Ngay từ khi ra mắt, sàn thương mại điện tử Chozoi đã gây ấn tượng mạnh đối với nhà đầu tư, tuy nhiên thời điểm này Chozoi đang vận hành bằng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp. Chúng tôi muốn tạo ra sự tăng trưởng bền vững, đem đến niềm tin cho khách hàng, từ đó chinh phục thị trường nội địa”, CEO Lưu Vĩnh Lộc nói.
Có thể thấy, suốt thời gian qua các doanh nghiệp Việt vẫn luôn khao khát khẳng định tầm vóc, giành lại thị phần từ các ông lớn nước Ngoài. Tuy nhiên, bài toán đương đầu cạnh tranh hay chọn hướng đi ngách vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Đa số các chuyên gia kinh tế nhận định rằng Việt Nam cần chuyển dịch sang nền kinh tế số để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó thương mại điện tử không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi nghiệp trong thương mại điện tử không đơn thuần là một cuộc chơi mà là một hành trình đầy gian nan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!