Bà Anne Hansen, người khiếm thị sử dụng ứng dụng Be my eyes, cho biết: "Ứng dụng này giúp tôi chủ động hơn trong cuộc sống. Ví dụ như khi tôi mời khách đến nhà ăn. Tôi muốn biết món ăn của mình có đẹp mắt không, Be my eyes sẽ nhìn giúp tôi và đưa ra nhận xét hay góp ý".
Ứng dụng Be my eyes hoạt động trên nguyên tắc kết nối người khiếm thị với các tình nguyện viên, qua hình thức truyền video trực tuyến. Người khiếm thị có thể nhận được hỗ trợ bất cứ lúc nào nhờ mạng lưới tình nguyện viên lên tới gần 400.000 người ở mọi múi giờ trên thế giới. Trung bình, với mỗi người khiếm thị sử dụng ứng dụng, sẽ có 12 tình nguyện viên ở trạng thái sẵn sàng giúp đỡ.
Ông Hans Jorgen Wiberg, nhà sáng lập ứng dụng Be my eyes, nói: "Chúng tôi không dám kỳ vọng ứng dụng này có thể thay đổi cuộc sống của người khiếm thị nhưng ít ra nó cũng giúp họ thực hiện một số việc dễ dàng hơn, giống như có một đôi mắt trong túi của mình vậy".
Hiện ứng dụng này mới chỉ có trên hệ điều hành iOS. Nhà sáng lập Be my eyes đang lên kế hoạch mở rộng ứng dụng này, để thêm nhiều người khiếm thị có cơ hội được giúp đỡ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!