Ước mơ nền công nghiệp vũ trụ Việt Nam vươn cao không còn xa

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 04/03/2021 20:41 GMT+7

VTV.vn - Vệ tinh NanoDragon, vệ tinh do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, vừa được chuyển sang Nhật Bản để kiểm định, chuẩn bị phóng lên quỹ đạo trong năm nay.

Làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh, ứng dụng vào đời sống, đem lại hiệu quả trong giám sát môi trường, hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai…, đó là một trong những nội dung trọng tâm trong Chiến lược vũ trụ Việt Nam đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cơ quan Nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo, tháng 9 tới đây, vệ tinh NanoDragon là một trong 15 vệ tinh được chọn lựa phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Epsilon của Nhật Bản. Nếu thành công khi kiểm định và phóng lên quỹ đạo ở độ cao 520 km, vệ tinh NanoDragon không chỉ chụp ảnh quang học mà trong tương lai còn có thể góp phần kiểm soát, định vị tàu biển.

Ước mơ nền công nghiệp vũ trụ Việt Nam vươn cao không còn xa - Ảnh 1.

Vệ tinh NanoDragon (Ảnh: VNSC)

Tại Việt Nam, công nghệ vũ trụ đang góp phần quản lý, phòng chống chặt, phá, cháy rừng. Gần đây nhất, công nghệ này giúp hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả trận lũ lụt lịch sử tại Quảng Nam, Quảng ngãi cuối năm 2020.

"Lũ lụt, điện mất, mạng mất, thông tin liên lạc bị cắt, phải sử dụng công nghệ vũ trụ ảnh chụp từ vệ tinh. Chúng tôi đã tích hợp xây dựng thêm một lớp dân cư trên nền ảnh vệ tinh. Nhìn ảnh này giúp công tác cứu hộ, cứu trợ đến tận được những nhà dân bị cô lập ở vùng sâu" - Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn - Chủ nhiệm đề tài về Nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu vệ tinh Lotusat, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - chia sẻ.

Chủ động giám sát các hoạt động biến đổi của thiên nhiên; cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, định vị, dẫn đường, cảnh báo cho người dân; ứng dụng khinh khí cầu phát triển dịch vụ du lịch… là những trọng tâm khác của Chiến lược vũ trụ Việt Nam đến năm 2030.

Thời gian tới, thay vì chỉ có vài chục chuyên gia và hơn 100 kỹ sư như hiện nay, Việt Nam sẽ đào tạo 300 chuyên gia và 3.000 kỹ sư cho lĩnh vực khoa học vũ trụ. Điều này góp phần giúp Việt Nam hình thành nền công nghiệp vũ trụ, phấn đấu lọt vào tốp các nước dẫn đầu khu vực về lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ.

SpaceX lập kỷ lục phóng vệ tinh từ tên lửa SpaceX lập kỷ lục phóng vệ tinh từ tên lửa Vệ tinh của Nhật Bản lập kỷ lục bay ở quỹ đạo siêu thấp Vệ tinh của Nhật Bản lập kỷ lục bay ở quỹ đạo siêu thấp Hàn Quốc thử nghiệm công nghệ kết nối mạng 5G với vệ tinh Hàn Quốc thử nghiệm công nghệ kết nối mạng 5G với vệ tinh


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước