Việt Nam đứng thứ 6 về phát tán thư rác trong quý II/2018

Theo Người đưa tin-Thứ bảy, ngày 18/08/2018 14:33 GMT+7

VTV.vn - Theo báo cáo “Thư rác và lừa đảo quý II/2018” của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ 6 về nguồn phát tán thư rác trên thế giới.

Trong quý II/2018, số lượng thư rác đạt đỉnh điểm (51%) vào tháng 5. Tỷ lệ trung bình của thư rác trong lưu lượng email trên thế giới chiếm 50%, thấp hơn 2.16% điểm so với con số trung bình của quý cuối cùng năm 2017.

Theo báo cáo của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ 6 về nguồn phát tán thư rác trên thế giới. Còn Trung Quốc trở thành nguồn phát tán thư rác phổ biến nhất, vượt qua Mỹ và Đức.

Quốc gia được nhắm vào nhiều nhất bởi các bức thư độc hại lại một lần nữa là Đức. Giữ vị trí thứ nhì là Nga, tiếp theo là Vương quốc Anh, Brazil, và Ý.

Việt Nam đứng thứ 6 về phát tán thư rác trong quý II/2018 - Ảnh 1.

Báo cáo của Kaspersky Lab nêu ra vấn đề lừa đảo tài chính. (Ảnh minh họa)

Ngoài vấn đề về thư rác, báo cáo của Kaspersky Lab còn nêu ra vấn đề lừa đảo tài chính: Với 21,1% các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng, 8,17% vào các cửa hàng trực tuyến và 6,43% vào hệ thống thanh toán – chiếm hơn 1/3 tổng số các cuộc tấn công.

Brazil tiếp tục là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số người dùng bị tấn công bởi những kẻ lừa đảo trong quý II năm 2018 (15,51%). Tiếp đến là Trung Quốc (14,44%), Georgia (14,4%), Kirghizstan (13,6%) và Nga (13,27%).

Điểm thú vị là đặc thù của gần 60.000 lượt truy cập web lừa đảo từ tháng 4 đến tháng 6 đều có liên quan đến các ví tiền và trao đổi bằng Cryptocurrency (Tiền mã hóa – một loại phương tiện trao đổi kỹ thuật số). Ngoài ra, các loại lừa đảo truyền thống trước đây như lấy cắp tài khoản và mật khẩu bí mật của nạn nhân, bọn tội phạm mạng còn tìm cách buộc họ phải chuyển các đồng tiền mã hóa một cách độc lập đến cho chúng.

So với quý I, tỷ lệ tấn công vào các tổ chức tài chính giảm 8,22% và đạt 35,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ tấn công vào các công ty CNTT đã tăng thêm 12,28% và đạt 13,83% trong quý II.

Các chuyên gia của Kaspersky Lab khuyên người dùng thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân và tránh khỏi lừa đảo: Luôn kiểm tra địa chỉ liên kết và email của người gửi trước khi nhấp vào; Trước khi nhấp vào bất kỳ liên kết nào, hãy kiểm tra xem địa chỉ liên kết được hiển thị và liên kết thực tế (địa chỉ thực mà liên kết sẽ đưa bạn đến) có giống nhau hay không – điều này có thể được kiểm tra bằng cách di chuột qua liên kết; Chỉ sử dụng kết nối an toàn, đặc biệt là khi bạn truy cập các trang web nhạy cảm. Để phòng ngừa tối thiểu, không sử dụng Wi-Fi không xác định hoặc công cộng mà không có mật khẩu bảo vệ; Không bao giờ chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của bạn; Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy với các công nghệ chống lừa đảo dựa trên hành vi, chẳng hạn như Kaspersky Total Security, để phát hiện và chặn các cuộc tấn công spam và lừa đảo.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước