10 điều trẻ tự kỷ mong muốn được thấu hiểu

Phạm Hà-Thứ hai, ngày 26/12/2011 07:15 GMT+7

Nuôi dưỡng trẻ tự kỷ là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nếu không tìm hiểu những thông điệp trong các hành vi, thái độ của chúng, bố mẹ và người lớn sẽ khó hiểu và khó chia sẻ được với trẻ.

Dưới đây là 10 điều mà bạn cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tự kỷ:
1. Hành vi của con là sự giao tiếp
Tất cả các hành vi của con xuất hiện đều có lý do. Bạn hãy tổng hợp những điều xảy ra trước đó với con để hiểu thông điệp trong hành vi của con, hãy dạy con cách thức hoán đổi những hành vi tiêu cực đó thành những hành vi thích hợp hơn.
2. Đừng bao giờ giả thiết điều gì
Con có thể đã nghe được những hướng dẫn, yêu cầu, nhưng con không hiểu chúng. Hãy đi cùng con qua việc lặp lại cho đến khi con cảm thấy mình đủ sức thực thi một cách độc lập.
3. Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước
Rất nhiều hành vi chống đối của con xuất phát từ sự không thoải mái về cảm giác. Một ví dụ là tiếng kêu o-o của đèn neon khiến con rất bực mình vì thính giác con quá sức nhạy cảm. Bố mẹ hãy hỏi những chuyên viên trị liệu để có những ý tưởng thân thiện đối với vấn đề cảm giác, để có thể thu xếp được cho con một lớp học ổn định.
4. Hãy cho con có một chút giải lao để có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần nó
Cạnh lớp học của con nên có một góc yên tĩnh. Khoảng trống sẽ giúp con tái tổ chức, tái nhóm khi cảm thấy choáng ngợp. Nhưng góc yên tĩnh không nên quá xa. Nếu quá xa, con sẽ khó có thể tái tham gia các hoạt động theo nhóm một cách suôn sẻ.
5. Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động
Nếu cha mẹ muốn con dọn nhà vệ sinh, hãy yêu cầu con. Đừng nói “Con đã làm bừa bãi trong phòng vệ sinh thế kia à !”. Đừng buộc con phải đoán hay phải hình dung con sẽ phải làm gì.
6. Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý
Đừng quá tham vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
7. Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động
Nếu cả nhà chuẩn bị ra ngoài, trước đó 5 phút hãy thông báo cho con. Và khi còn 2 phút hãy nhắc lại cho con một lần nữa. Vì con sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hoạch định vận động từ hoạt động này sang hoạt động khác.
8. Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn
Nếu con phạm lỗi, bố mẹ và thầy cô đừng phản ứng lại với con bằng thái độ hay hành vi tức giận như:
- Sự lên giọng hay nói to tiếng: Con nghe thấy tiếng la hét và inh tai, chứ không nghe thấy các từ.
- Sự chế nhạo hay nhại lại con: Sự châm chọc, lăng nhục sẽ không làm con ngượng và thoát ra khỏi cái hành vi đang có.
- Liệt con vào một hạng, loại người như nhau (những đứa trẻ như mày thì vô tích sự như nhau thôi!)
9. Xin hãy phê bình một cách tế nhị
Khi con có lỗi, xin đừng bắt con sửa lỗi khi mà con đang cáu giận, quẫn trí hay quá khép kín, quá lo lắng. Một bảng giao tiếp, tranh ảnh, hay câu chuyện xã hội sẽ giúp được con.
10. Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và chỉ sự lựa chọn thực sự mà thôi
Bất cứ khi nào có thể, xin hãy cho con sự lựa chọn trong phạm vi “Có-Muốn-Thích”. Thay vì nói: “Con hãy viết tên và ngày tháng vào đầu trang giấy đi” xin hãy nói “Con muốn viết tên con trước, hay con muốn viết ngày tháng trước?”. Việc cho con có sự lựa chọn sẽ giúp con học những hành vi thích ứng, con cũng hiểu được lý do những lần cha mẹ không cung cấp cho con sự lựa chọn.
Lời cuối cùng: Tin tưởng

Xin hãy tin tưởng là cha mẹ, thầy cô có thể làm được nhiều điều cho con để con thay đổi. Hãy khuyến khích con hết khả năng mà con có thể để con tham dự vào các hoạt động và giờ học cho đến chừng nào kết thúc buổi học, giờ học.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước