Nghiên cứu cho biết, 80% phụ nữ ngày nay hài lòng khi đeo những viên kim cương giả, bởi không chỉ giá thành vừa phải mà còn vì diện mạo đẹp đẽ không kém kim cương thật của chúng. Tuy nhiên, chính việc các món trang sức giả ngày càng được làm tinh vi lại khiến người mua hoang mang khi không phân biệt được đâu là đồ giả, đâu là thật. 13 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một khách hàng thông thái, có thể nhận ra hàng thật, giả chỉ trong tích tắc.
1. Thử kim cương bằng lửa
Dùng lửa là một phương pháp đơn giản và dễ sử dụng kể cả cho những người không chuyên để thẩm định kim cương thật giả. Để sử dụng phương pháp này, bạn chỉ cần dùng bật lửa đốt kim cương trong khoảng 30 đến 40 giây trước khi thả nó vào nước lạnh. Nếu món đồ đó không hề bị biến dạng, thì đó là một viên kim cương thật, nhưng nếu nó bị vỡ, có nghĩa rằng đó là hàng giả.
2. Hà hơi vào kim cương
Một cách vô cùng nhanh gọn và đơn giản khác để phát hiện kim cương giả đó là “hà hơi” vào nó. Giống như khi bạn làm mờ một chiếc gương trong phòng tắm, không khí nóng ẩm sẽ phủ lên bề mặt kim cương một lớp sương mù. Nếu lớp sương mù này biến mất ngay lập tức thì viên kim cương của bạn là thật. Nhưng nếu sương mù mất nhiều thời gian hơn để biến mất, món đồ đó có thể là hàng giả.
3. Đặt viên kim cương hoặc opal dưới tia UV
Đèn UV được sử dụng để kiểm tra cả kim cương và opal. Khi đặt một viên kim cương thật dưới đèn UV, bạn sẽ thấy ánh sáng màu có màu xanh lam, nhưng không phải tất cả chúng đều phát sáng dưới tia UV, vì vậy bạn có thể kiểm tra lại chúng bằng cách sử dụng các phương pháp khác. Tuy nhiên, khi đặt một viên opal thật dưới tia UV, bạn sẽ nhận thấy viên đá có xu hướng phát sáng.
4. Thử làm xước bề mặt ngọc bích bằng kim loại nhọn
Ngọc bích là một loại đá thường được sử dụng trong văn hóa Trung Quốc, chúng rất hấp dẫn và đẹp mắt. Nhưng do nhu cầu sử dụng cao, nên hiện nay các phiên bản giả của loại ngọc này có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tuy vậy, bạn vẫn có thể dễ dàng phân biệt ngọc bích thật giả dựa trên độ cứng của chúng. Ngọc bích thật rất chắc chắn và khó có thể tạo ra vết xước trên bề mặt, vì vậy, hãy dùng một vật bằng kim loại và cố gắng tạo một số vết xước trên bề mặt của ngọc bích, nếu chúng dễ dàng bị xước thì chứng tỏ viên ngọc bích đó là hàng giả.
5. Thả vàng / kim cương vào một cốc nước
Kim cương và vàng thật có mật độ cao, do đó, khi được thả vào nước, chúng sẽ chìm tương đối nhanh. Nhưng nếu là hàng giả chúng sẽ nổi hoặc chìm chậm hơn nhiều. Ngoài ra, nếu bạn thấy một số vết rỉ sét trên món đồ vàng của mình hình thành khi thử nước, thì bạn đã nắm chắc rằng đó là đồ giả.
6. Tìm số 925, 900 hoặc 800 trên các món đồ bằng bạc
Theo các chuyên gia, những vật phẩm bạc quốc tế sẽ đóng dấu là 925, 900 hoặc 800 để cho biết mức độ tinh khiết của bạc. Bạc Sterling thường có độ tinh khiết từ 92.5% trở lên.
7. Thử vàng/ bạc bằng nam châm
Vàng và bạc không có từ tính, nhưng các kim loại khác thì có. Để xem các món đồ bằng vàng / bạc của bạn có phải là thật hay không, hãy kiểm tra xem món đồ đó có bị nam châm nặng hút vào hay không. Nếu nó di chuyển, có nghĩa rằng nó không được làm bằng vàng nguyên chất, mà được làm bằng thứ gì đó khác ngoài bạc.
8. Kiểm tra mùi lưu huỳnh hoặc bất kỳ mùi kim loại nào trên đồ trang sức bạc
Bạc không có mùi, vì vậy một cách đơn giản nhất để phân biệt bạc giả, là ngửi nó thật kỹ. Bất kỳ mùi lưu huỳnh hoặc mùi các kim loại khác đều cho thấy món đồ đó không được làm bằng bạc nguyên chất.
9. Trà sát ngọc trai bằng răng
Những viên ngọc trai tự nhiên được hình thành không hề hoàn hảo, chúng kích cỡ và hình dáng khác nhau, bề mặt lồi lõm không hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu bạn lấy một viên ngọc trai và chà sát nó vào răng, bạn sẽ nhận thấy, ngọc trai thật có bề mặt gồ ghề, trong khi ngọc trai giả lại mịn màng, trơn nhẵn hơn hẳn.
10. Kiểm tra ngọc bích dưới ánh sáng
Để biết viên đá ngọc bích của bạn có phải là hàng thật hay không, hãy xem xét thật kỹ màu sắc của viên đá dưới ánh sáng trắng. Nếu nó là thật, bạn sẽ nhận thấy một số biến thể màu sắc trên khắp viên đá. Nhưng nếu màu sắc hoàn hảo và mịn, thì có lẽ viên đá đó là hàng giả.
11. Đổ một vài giọt giấm lên món đồ bằng vàng
Nhỏ một vài giọt giấm lên trang sức vàng không những giúp bạn kiểm tra xem món đồ của mình có được làm bằng vàng nguyên chất hay không mà còn có thể giúp làm sạch, sáng trang sức của bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là nhỏ giấm lên vàng và chờ đợi. Nếu giọt giấm làm thay đổi màu sắc của trang sức thì chứng tỏ món đồ đó là giả. Nhưng nếu trang sức còn nguyên vẹn và càng sáng bóng hơn nữa thì món đồ đó là vàng thật.
12. Kiểm tra độ tinh khiết của pha lê
Pha lê từ xưa đến nay vẫn luôn là món trang sức nổi tiếng và khá phổ biến chẳng hạn như thạch anh tím. Chúng được biết đến rộng rãi trong giới kim hoàn và những người yêu thích pha lê.
Đặc điểm nổi bật mà gần như ai cũng biết đến của pha lê đó chính là là độ tinh khiết của chúng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể phân biệt pha lê thật giả một cách dễ dàng khi quan sát kĩ xuyên qua viên đá pha lê. Pha lê thật sẽ có màu trong suốt, không hề vẩn đục. Ngược lại, nếu bạn phát hiện bất kỳ sự đổi màu nào, hay những vết bẩn bên trong viên đá thì có thể món đồ của bạn là hàng giả.
13. Kiểm tra nhiệt độ của ngọc bích
Một cách khác để nhận biết ngọc bích là cảm nhận nhiệt độ của nó. Bạn cần đặt viên ngọc bích vào tay, cảm nhận hơi ấm từ bàn tay truyền vào viên đá. Sau khi đá hấp thụ đủ nhiệt, bạn hãy đặt nó xuống trong vòng vài giây rồi cầm lên, cảm nhận lại nhiệt độ của nó một lần nữa. Ngọc bích thật sẽ phân tán nhiệt lượng rất nhanh chỉ sau vài giây, vì vậy nếu viên đá nhanh chóng trở nên lạnh trở lại thì đó là ngọc bích thật và ngược lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!