4 tác dụng với cơ thể và não bộ của vitamin B12

Mai Linh (theo Insider)-Thứ năm, ngày 01/12/2022 11:00 GMT+7

Trứng là một nguồn cung cấp vitamin B12 (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Thiếu vitamin B12, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đôi khi còn gây suy nhược.

Vitamin B12 là thành phần cần thiết để tạo hồng cầu

Để tạo ra hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, B12 là thành phần đặc biệt quan trọng. Vitamin này kích hoạt chất “succinyl CoA” - chất sau đó sẽ chuyển hóa thành huyết sắc tố. Vì vậy, thiếu đi B12, cơ thể không thể tạo đủ huyết sắc tố để giúp các tế bào hồng cầu hoạt động một cách hiệu quả, trơn tru, dẫn tới các hệ lụy sức khỏe bao gồm thiếu máu, các chứng đau nhức, khó đi lại, giảm trí nhớ, dễ thay đổi tâm trạng và các vấn đề về thị lực.

Hình thành DNA

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vitamin B12 giúp xúc tác các quá trình sinh học tạo DNA, RNA. VÌ DNA là phần cốt lõi xây dựng cho tất cả các tế bào, người thiếu B12 có thể gặp tình trạng thiếu máu có tên gọi “Megaloblastic” (thiếu máu to hồng cầu) – tình trạng diễn ra khi cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu lớn bất thường. Thiếu máu to hồng cầu tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành các triệu chứng thần kinh bao gồm ngứa hoặc tê bàn tay và bàn chân, mất cân bằng thị lực, hoang mang lo sợ, hoảng loạn, trầm cảm.

B12 giúp duy trì sức khỏe và sự hoạt động của các dây thần kinh

Theo Hiệp hội Khoa học Thần kinh Nhận thức, các vitamin B1, B6, B12 được gọi là vitamin B “thần kinh” vì chúng đóng vai trò duy trì sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi khỏe mạnh.

Vitamin B12 giúp hình thành myelin – lớp vỏ bảo vệ quanh các dây thần kinh, cho phép dây thần kinh gửi xung điện đến các dây thần kinh khác một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chất dinh dưỡng này cũng đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các dây thần kinh mới và làm hồi phục chúng sau khi gặp chấn thương.

Sự thiếu hụt B12 có thể tạo ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, biểu hiện qua việc tủy sống của não bị phá vỡ, tổn thương các dây thần kinh bên ngoài não và suy giảm chức năng nhận thức.

Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng vitamin B12 thấp có thể gây ra tình trạng loãng xương, làm yếu xương. Một đánh giá năm 2015 cho thấy việc thiếu B12 có thể kích hoạt cơ thể sinh ra các “tế bào hủy xương”, làm hại cho xương trong cơ thể.

Tuy nhiên, quá nhiều B12 cũng đồng thời tiềm ẩn nguy cơ làm suy yếu xương của bạn. Một nghiên cứu trên 75.000 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy những người có hàm lượng B12 vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày có nguy cơ gãy xương hông cao hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước