9 loại thực phẩm không nên ăn khi ốm

Theo ANTĐ-Thứ ba, ngày 06/12/2016 20:00 GMT+7

VTV.vn - Khi bị ốm, cơ thể cần nhiều calo hơn để hoạt động bình thường.

Việc sử dụng đúng cách thực phẩm trong thời gian này giúp bạn có đủ năng lượng để phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên ăn khi mắc bệnh.

Cà phê

Khi bị bệnh dạ dày hoặc một số bệnh thì việc uống cà phê sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Caffeine trong cà phê là một chất lợi tiểu, vì vậy nó có thể làm cho bạn đi tiểu rất nhiều và gây mất nước. Điều này không tốt khi bạn đang nhiễm virus hoặc nhiễm trùng khác, bởi cơ thể rất cần đủ độ ẩm giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Caffeine thậm chí còn làm tình trạng nôn mửa nặng nề hơn, kích thích các cơ trong đường tiêu hóa và làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Nước ép cam

Khi bị ho và đau họng, nước cam có thể làm tổn thương cổ họng. Bởi cam chứa axit citric kích thích niêm mạc họng đã bị viêm. Điều này làm cổ họng bị tổn thương và mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.

Kẹo

Khi mắc bất kỳ bệnh nào, đặc biệt là dạ dày, ăn đường tinh luyện có thể tạm thời ngăn chặn khả năng các tế bào hồng cầu chống lại vi khuẩn, khiến hệ miễn dịch suy yếu chỉ sau một vài giờ. Kết quả là cơ thể bị giảm khả năng chống lại vi khuẩn. Đặc biệt, đường tinh luyện còn gây ra nhiều vấn đề khi bạn đang bị dạ dày. Bởi đường có xu hướng kéo dịch ra khỏi đường tiêu hóa, dẫn đến phân lỏng và tiêu chảy.

Nước ngọt

Giống như cà phê, nước ngọt chứa caffeine được khử nước. Ngoài ra, đường trong nước ngọt ức chế hệ thống miễn dịch đường ruột. Nếu bạn khó uống nước lọc, hãy thử uống một ít nước bù điện giải như nước tăng lực, nước dừa. Nhiều chất ngọt nhân tạo có các phân tử lớn, không thể bị phá vỡ làm khó tiêu hóa gây đầy bụng, chuột rút và thậm chí tiêu chảy. Điều này sẽ khiến các triệu chứng dạ dày nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn giòn

Khi bị ho hay đau họng, các món ăn nhẹ như khoai tây chiên hoặc thậm chí bánh mì nướng giòn sẽ gây đau, kích thích cổ họng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Rượu

Rượu cũng giống như cà phê, là một thuốc lợi tiểu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước. Khi bị mất nước, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng làm nhanh hơn. Rượu cũng có thể tăng tốc độ tiêu hóa, gây ra phân lỏng hoặc tiêu chảy.

Sữa

Nhiều người cho rằng uống sữa có thể kích thích sản sinh dịch nhầy khiến mũi tắc nghẽn nặng hơn khi bạn ốm. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng điều này thực sự là do hiệu ứng giả dược. Dù có hay không uống sữa, dịch nhầy vẫn cứ sản sinh, việc uống sữa có thể tạo ra cảm giác chất đờm đặc hơn, vì vậy để tránh khó chịu, bạn không nên uống sữa khi ốm.

Đồ chiên rán

Khi bị dạ dày, thực phẩm béo mất nhiều thời gian để di chuyển qua hệ tiêu hóa, có thể gây buồn nôn và kích hoạt trào ngược axit và gây co thắt cơ trong đường ruột, khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Đồ cay

Khi bị sổ mũi, hợp chất capsaicin trong ớt, nước sốt nóng sản sinh nhiệt có thể gây kích ứng đường mũi. Những loại thực phẩm cay có thể khiến bạn chảy nước mắt, nước mũi nhưng cũng có tác dụng thông mũi một cách tự nhiên mà hiệu quả. Ăn ớt, mù tạt… có thể giúp giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước