Bà Tăng Thị Lang (xã Hưng Hội, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) cho biết: "Bánh gừng theo cách gọi của người Khmer là Num-khơ-nhây. Num-khơ-nhây có trứng gà, đập trứng gà với bột nổi vô, cũng dễ làm. Sau khi trộn bột và trứng thì dùng tay nhồi cho tới khi có thể nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng. Một mẻ bánh ngon phải đáp ứng tiêu chí ngon miệng và ngon mắt. Vậy nên yêu cầu người thợ làm bánh phải thật khéo léo và tỉ mỉ ở từng công đoạn".
Củ gừng có rất nhiều nhánh đại diện cho sự gắn bó bền chặt và sinh sôi nảy nở. Và trong dịp tết, đó sẽ là lời chúc cho con cháu sung túc và đầm ấm hơn".
Với ý nghĩa đó mà chiếc bánh gừng luôn xuất hiện trong những dịp cưới hỏi của bà con Khmer, như một lời cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc bền chặt, con cháu đầy đàn.
Bánh sau khi chiên chín thì mang đi phơi nắng. Sau đó áo một lớp đường bên ngoài, rồi tiếp tục mang đi phơi nắng. Đó chính là bí quyết để món bánh dân gian thêm giòn ngon, giữ được hương vị truyền thống.
Dù cho xã hội phát triển với vô vàn những loại bánh mới nhưng với bà con Khmer, bánh gừng vẫn ở một vị trí không thể nào thay thế. Và hương vị giòn tan, béo ngọt của món bánh bình dị này còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực đầy độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!