Tất cả mọi sự sống, mọi sinh vật trên Trái đất đều dựa vào nhiệt lượng bức xạ từ Mặt trời để tồn tại. Tuy nhiên, nếu nhiệt lượng đó vượt quá tầm kiểm soát và tấn công Trái đất, liệu hành tinh của chúng ta có tồn tại được không?
Câu trả lời cho câu hỏi này vô cùng phức tạp. Tuy vậy, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý một điều: từ trường và bầu khí quyển cách nhiệt của chúng ra là những tấm lá chắn hiệu quả, bảo vệ hành tinh cực kỳ tốt khỏi những cơn bão mặt trời mạnh nhất.
Alex Young – Phó Giám đốc Khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt cho biết vào năm 2011: “Chúng ta đang sống trên một hành tinh có bầu khí quyển rất dày, ngăn chặn tất cả các bức xạ gây hại phát ra từ bão nhiệt Mặt trời. Ngay cả những sự kiện lớn nhất chúng ta từng được chứng kiến trong khoảng 10.000 năm qua cũng không đủ mạnh để phá hủy bầu khí quyển, đến mức nó không thể bảo vệ được loài người”.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các tia sáng mặt trời đều vô hại. Trong khi từ trường của Trái đất có thể ngăn chặn những mối đe dọa gây tử vong trên diện rộng, sức mạnh điện từ của Mặt trời lại có thể gây gián đoạn hệ thống lưới điện, hệ thống internet và các thiết bị liên lạc khác trên Trái đất. Các chuyên gia thời tiết vũ trụ tại NASA và các cơ quan khác rất cảnh giác với mối đe dọa này và luôn theo dõi chặt chẽ Mặt trời để phát hiện các hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm nếu có.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!