Theo báo cáo từ các nhà sinh thái từ đại học California (Hoa Kỳ), họ phát hiện ra rằng số lượng hào được nhập từ Myanmar chứa đựng rất nhiều tác nhân nguy hại đến sức khỏe cho con người. Chúng không chỉ bao gồm mầm bệnh truyền nhiễm mà còn có cả các chất thải như mảnh nhựa, sơn hay bột sữa.
Điều này đã được dự đoán từ trước khi nghiên cứu đến từ tạp chí Science of the Total Environment cho thấy, mức độ đô thị hóa vùng ven biển đang ngày một tăng lên ở các nước đang phát triển. Việc cải cách đô thị thiếu tính khoa học này vô tình gây nên những tác động tiêu cực đến nguồn thủy hải sản lân cận.
Tác giả của nghiên cứu, nhà sinh thái học Rachel Littmann tại UCI cho biết: “Báo cáo trên phần nào cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng đến từ nguồn hải sản nhập khẩu, cũng như cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng nước ven biển trên thế giới”.
Khảo sát đến từ vùng rạn san hô cách thành phố biển Myeik (Myanmar) khoảng 64 km, các mẫu nước thu thập được cho thấy có đến 87 loài vi khuẩn với 1 nửa trong số đó có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện đến 78 loại vật liệu ô nhiễm tồn tại ngay ở vùng biển này.
“Qua định danh, các mẫu nước trên có tới 48% thành phần là các vi hạt - nguồn gốc đến từ các chế phẩm như xăng dầu, sơn hay mỹ phẩm. Chúng tôi còn phát hiện đến 14% thành phần vi hạt là sữa bột, đến từ 3 nhãn hiệu khác nhau” - Rachel cho biết thêm.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn khẳng định rằng vi hạt có thể gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không dù đã có một số bằng chứng được công nhận. Trong số đó phải kể đến một số vi hạt độc hại khi mang “hóa chất vĩnh cữu” ô nhiễm như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT), biphenyls polychlorin hóa (PCB) và bisphenol A (BPA).
Sự hiện diện của các mẫu vi hạt sữa bột cũng cho thấy, mạng lưới thức ăn của loài người đang bị xáo trộn nghiêm trọng khi các chuyên gia e ngại rằng: Phân và chất thải của chúng ta có thể đang “chen chân” vào nguồn thực phẩm tự nhiên.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra lời trấn an về sự vô hại của vi hạt có trong nguồn nước uống vào năm ngoái. Thế nhưng, những phát hiện đối với nguồn hàu sống nhập khẩu này lại cho thấy một tình thế cấp bách hơn trong việc sàng lọc chất thải tự nhiên cũng như đô thị hóa ở những vùng ven biển tại các nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!