Hóa thạch của động vật cổ đại này có đường kính khoảng 4cm và có 18 bộ xúc tu phủ đầy lông mỏng. Sinh vật này được cho có nguồn gốc từ thời kỳ Cambrian, một kỷ nguyên thời gian chứng kiến sự đa dạng của sự thích nghi sinh học phát triển nhanh chóng. Sinh vật này được phát hiện trong một mẫu đá bùn lấy từ những ngọn núi nằm rải rác giữa các cánh đồng lúa và đất nông nghiệp.
Sinh vật này cũng được đặt tên là Daihua, lấy tên từ cộng đồng người Dai sống gần khu vực khai quật.
Nhà nghiên cứu sinh vật học phân tử của Đại học Bristol Jakob Vinther cho biết: "Sinh vật cổ đại này có thể đã sử dụng các xúc tu của nó để bắt con mồi. Khi tôi lần đầu tiên nhìn thấy hóa thạch, tôi nhận thấy ngay một số đặc điểm đặc biệt. Bạn có thể thấy những vết sẫm màu lặp đi lặp lại dọc theo từng xúc tu. Hóa thạch cũng bảo tồn các hàng lông mao, có thể nhìn thấy vì chúng rất lớn".
Trong một nghiên cứu được công bố bởi nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học đề xuất một lý thuyết giải thích như cách loài sứa hiện đại tiến hóa từ việc có bộ xương hữu cơ đến vẻ ngoài trong suốt hoặc óng ánh hiện đại của chúng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!