Cùng với làn sóng hấp dẫn (GW) và vụ nổ tia gamma (GRB), những vụ nổ sóng vô tuyến diễn ra với tần suất nhanh (FRB) là một trong những hiện tượng thiên văn bí ẩn và khó nắm bắt bậc nhất tại thời điểm hiện nay.
Những sự kiện thoáng qua này bao gồm các tín hiệu được phát đi dưới dạng vụ nổ với mức năng lượng rất cao, tương đương với tần suất ánh sáng Mặt Trời trong 3 ngày, nhưng lại chỉ diễn ra chỉ trong khoảng 1 phần nghìn giây.
Mới đây, một kính viễn vọng vô tuyến thế hệ mới đặt tại Đài quan sát vật lý thiên văn vô tuyến Dominion (DRAO) ở British Columbia, Canada, đã phát hiện bằng chứng về khoảng 25 tín hiệu FRB xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021. Với kết quả này, kính viễn vọng giúp tăng gần gấp đôi số lượng các FRB sẵn có để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Một điều thú vị cũng được phát hiện, đó là chỉ có khoảng 2,6% các vụ nổ radio nhanh được phát hiện có tần suất lặp lại. Đây là điều được nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn và vật lý thiên văn đến từ Canada, Mỹ, Úc, Đài Loan và Ấn Độ, cho biết.
Ngoài ra, họ cũng dần nhận ra rằng, các FRB dường như có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt trong hầu hết các sự kiện trên Trái Đất với tần suất khoảng 1.000 lần/ngày trên bầu trời. Tuy nhiên mãi cho đến nay, vẫn chưa có lý thuyết hoặc mô hình nào được đề xuất giải thích đầy đủ tất cả về thuộc tính, cũng như nguyên nhân xảy ra các vụ nổ bất thường.
Một số giả thuyết cho rằng chúng bắt nguồn từ các sao neutron và lỗ đen, do có cùng mật độ năng lượng cao ở môi trường xung quanh. Trong số hơn 1.000 FRB được phát hiện cho đến nay, chỉ có 29 FRB được xác định là lặp lại trong tự nhiên. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các FRB lặp lại đều hoạt động theo những cách bất thường. Ngoại lệ duy nhất là FRB 180916, được các nhà nghiên cứu phát hiện vào năm 2018, có chu kỳ diễn ra đều đặn 16,35 ngày một lần.
Những phát hiện mới này có thể giúp cung cấp thông tin cho những cuộc khảo sát trong tương lai, với sự trợ giúp đắc lực từ các kính viễn vọng vô tuyến thế hệ tiếp theo sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!