Khi nói đến việc các cặp vợ chồng nên quản lý tiền bạc như thế nào, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hoàn toàn không giống nhau. Nếu nói chuyện với luật sư (đặc biệt là các luật sư chuyên về lĩnh vực ly hôn), họ có thể khuyên các bạn nên độc lập về tài chính. Nếu xin ý kiến tư vấn của các vị linh mục, họ sẽ khuyên bạn nên chia sẻ mọi thứ với người phối ngẫu.
Tuy nhiên, có một số chỉ dụ luôn luôn đúng. Các quy tắc dưới đây không chỉ giúp bạn có một nền tảng tài chính tốt hơn mà còn cải thiện tình cảm giữa hai vợ chồng.
Không phải là cách bạn phân chia tiền bạc thế nào mà là việc cả hai đồng thuận về một phương pháp và cùng nhau thực hiện.
Một số phụ nữ kết hôn muộn và họ chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư theo cách của riêng mình với mục đích giữ cho tài chính của họ hoàn toàn tách biệt. Một số khác lại hoàn toàn hài lòng với việc kết hôn sớm và ngay lập tức chia sẻ tài chính của mình với chồng. Còn một kiểu nữa là cả hai cùng góp một khoản chung để chi tiêu cho gia đình, còn lại họ để dành cho các khoản chi tiêu cá nhân.
Vấn đề chính là đây: cách quản lý tài chính hiện tại có ổn với cả hai hay không? Nếu có, các bạn vẫn có thể tiếp tục duy trì. Nhưng nếu thấy không phù hợp, hai bạn nên chia sẻ quan điểm và bàn luận về cách thay đổi nó.
‘ Hai vợ chồng nên có sự đồng thuận về phương pháp quản lý tài chính gia đình. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận thực tế bất chấp thế nào thì đấy là thời điểm báo động cho bạn.
Có một độc giả chia sẻ rằng vợ ông ấy hoàn toàn không biết gì về tình hình tài chính của gia đình. Thế nhưng, cô ấy vẫn cảm thấy ổn thỏa và không muốn tìm hiểu gì thêm. Tình trạng này thực sự đáng cảnh báo. Kể cả bạn là một phụ nữ chỉ ở nhà lo việc nội trợ thì ít nhất bạn cần nắm những thông tin cơ bản như tiền ở đâu ra, có bao nhiêu và sẽ chi vào việc gì.
Tại sao ư? Bởi vì bạn không thể đủ khả năng để kiếm tiền mọi lúc nếu không biết quản lý tài chính. Chúng ta phải duy trì cuộc sống và cần có trách nhiệm chăm sóc con cái, cha mẹ già và tiền hưu trí của chúng ta có thể không đủ cho những khoản chi tiêu cơ bản. Khi đó, sự bất hòa về tài chính có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ vợ chồng. Chính vì thế, các bạn nên tìm một giải pháp hợp lý mà cả hai đều cảm thấy an toàn và thông suốt. Đấy cũng chính là cách giúp các bạn hạnh phúc hơn.
Phải có người chịu trách nhiệm
Mỗi hộ gia đình cần có một “giám đốc tài chính”. Người đó không mặc định là chồng hay vợ mà là người có khả năng quản lý tiền bạc tốt hơn.
Quản lý tài chính trong gia đình có thể như một việc vặt nếu bạn luôn bị áp lực nhưng cần phải có một người chủ động theo dõi tất cả mọi thứ liên quan đến tiền bạc không chỉ chi trả hóa đơn mà còn cả những mục tiêu đầu tư khác nữa.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ có xu hướng là người lĩnh trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình. Công việc của họ là cân đối việc chi tiêu trong gia đình, thông báo cũng như cởi mở với những thay đổi và bất đồng trong quá trình thực hiện. Và việc giao tiếp hàng ngày với chồng về những vấn đề từ tiền đóng học cho con hay bàn bạc mua sắm những món đồ giá trị lớn sẽ là cách giúp các cặp đôi trở nên gần gũi hơn.