Di sản tư liệu Mộc bản triều Nguyễn. (Ảnh: Bộ VHTT DL)
Theo dự kiến, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Trong phần đóng góp ý kiến, đại biểu Đỗ Đức Hiển (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu nội luật hóa các quy định của hướng dẫn này vào trong quy định của luật thì cần phải tính toán một cách rất kỹ lưỡng và đặc biệt nên theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ quan trong việc phát huy giá trị của các di sản tư liệu. Không nên đặt ra các trách nhiệm cũng như là nghĩa vụ, đặc biệt là việc hành chính hóa các nội dung liên quan đến các thủ tục để yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải thực hiện.
Góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để bảo đảm sự thống nhất giữa 3 luật là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và Luật Di sản văn hóa.
Luật cũng cần phải quy định rõ về di sản thiên nhiên, trong đó dẫn chiếu áp dụng Luật Bảo vệ môi trường và các quy định đặc thù trong quản lý và khai thác.
Về khoản 2 Điều 24 quy định về di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đại biểu Tạ Đình Thi cũng nêu quan điểm nên sửa lại theo hướng là các tiêu chí để đề nghị UNESCO công nhận, trong dự thảo hiện nay thiết kế là quy định UNESCO công nhận là chưa phù hợp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!